Bộ trưởng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo các quốc gia và tổ chức quốc tế tham dự GEF 6

Sáng ngày 28/6, tại Trung tâm hội nghị trung tâm hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã tiếp Bà Maria Helena Semedo, Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO); Bà Albena RESHITA, Bộ trưởng Bộ Môi trường Cộng hòa Kosovo; Ông Robert Carter, Giám đốc Điều hành Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) Hoa Kỳ kiêm Chủ tịch cơ quan thực hiện GEF của WWF quốc tế; Bà Nezha ElUAFI, Bộ trưởng Bộ Môi trường Ma-rốc.
bo truong
Bộ trưởng Trần Hồng Hà tiếp Bà Maria Helena Semedo, Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO)

Tại buổi tiếp Bà Maria Helena Semedo, Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) phụ trách biến đổi khí hậu và tài nguyên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà vui mừng nhận thấy tình hình hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và FAO trong thời gian qua có những tín hiệu tích cực, những thành tựu nông nghiệp của Việt Nam được thế giới biết đến, cũng nhờ sự giúp đỡ của FAO. Bộ mong muốn hai bên sẽ tiếp tục tăng cường, trao đổi, hợp tác trong các lĩnh vực hai bên đều quan tâm.

Bộ trưởng cho biết, những hoạt động của FAO ở Việt Nam là rất quan trọng bởi vì nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý về đất đai, môi trường, tài nguyên nước... và với những quan tâm của FAO về ngành nông nghiệp thích ứng với thực trạng biến đổi khí hậu, môi trường như hiện nay, Bộ trưởng mong muốn sẽ có sự hợp tác chặt chẽ với FAO để lồng ghép với những quy hoạch với mục tiêu sử dụng tài nguyên hợp lý và hiệu quả hơn để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.

Trao đổi với Bộ trưởng Trần Hồng Hà, bà Maria Helena Semedo bày tỏ vui mừng trước những kết quả tốt đẹp đã đạt được trong quan hệ hợp tác giữa FAO và Việt Nam thời gian qua. Bà Maria Helena Semedo cũng chúc mừng Việt Nam đã tổ chức thành công GEF-6 cho đến thời điểm hiện tại và cảm ơn những đánh giá tích cực của Bộ trưởng Trần Hồng Hà với FAO.

Bà Maria Helena Semedo cũng thống nhất trong thời gian sắp tới hai bên sẽ có những trao đổi cấp kỹ thuật về khả năng xây dựng Nghiên cứu về quản lý tài nguyên nước lồng ghép với quy hoạch sử dụng đất với mục tiêu sử dụng tài nguyên nước hiệu quả và tăng cường hiệu quả sử dụng đất và tin tưởng rằng sẽ có được kết quả tốt trong tương lai.

Cũng tại buổi tiếp, bà Maria Helena Semedo mong muốn Bộ Tài nguyên và Môi trường tham dự Diễn đàn Đa dạng sinh học và mong muốn phía Việt Nam với nền đa dạng sinh học phong phú và kinh nghiệm tổ chức những sự kiện quốc tế lớn sẽ tổ chức diễn đàn này cho khu vực Châu Á trong thời gian tới.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đồng tình với những định hướng của FAO, với những định hướng và sự hợp tác với FAO sẽ cho thấy vai trò của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày càng khẳng đáp ứng được sự tin tưởng của Chính phủ là cơ quan quản lý đa lĩnh vực liên quan tới môi trường, biến đổi khí hậu. Với những vướng mắc bất cập hiện nay, Bộ Tài nguyên và môi trường mong muốn sẽ giải quyết được, và với vai trò là cơ quan đầu mối của GEF tại Việt Nam cũng như chức năng của Bộ thì Việt Nam tin tưởng sẽ thực hiện được những mục tiêu và định hướng của hai bên.

*Tại buổi tiếp bà Albena RESHITAJ, Bộ trưởng Bộ Môi trường Cộng hòa Kosovo, Bộ trưởng Trần Hồng Hà chia sẻ rất vui mừng khi được đón tiếp bà Albena RESHITAJ tại hội nghị GEF-6. Bộ trưởng hy vọng sau hội nghị GEF-6 Việt Nam và Kosovo sẽ có nhiều mốc quan hệ hợp tác mới đóng góp trong vấn đề bảo vệ môi trường bởi hai đất nước đều có nhiều điểm chung về sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, và cùng có những chia sẻ cung với nỗ lực của vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay.

Bà Albena RESHITAJ cho biết, đến Việt Nam lần này bà rất vui mừng khi được tiếp xúc và làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Bà Albena RESHITAJ hy vọng sẽ có nhiều cuộc làm việc chung hơn nữa để mối quan hệ hai bên được chặt chẽ và bền vững.

Theo bà Albena RESHITAJ, đất nước Kosovo đang gặp những khó khăn nhất định trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý các nguồn tài nguyên khoán sản gặp nhiều khó khăn; ô nhiễm đất, không khí nặng nề... Hiện nay Chính phủ Kosovo đang nỗ lực để ứng phó với tình trạng này những đang gặp rất nhiều khó khăn cũng như các chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc chưa hỗ trợ, vì thế, bà Albena RESHITAJ mong muốn Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam có thể chia sẻ những kinh nghiệm, hợp tác với Kosovo để cùng nhau phát triển vì một một trường toàn cầu xanh.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, cuộc làm việc tại Đà Nẵng sẽ là tiền đề cho sự hợp tác giữa hai Bộ trong lĩnh vực môi trường và tương lai sẽ mở ra những cơ hội hợp tác nhiều hơn nữa giữa hai đất nước. Bộ trưởng giao Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối để thúc đẩy sự hợp tác giữa hai Bộ. Albena RESHITAJ hy vọng với sự hỗ trợ của Bộ trưởng Trần Hồng Hà sẽ thúc đẩy nhanh quá trình hợp tác giữa hai Bộ và hai quốc gia trong tương lai.

*Cũng trong buổi sáng 28/06, Bộ trưởng Trần Hồng Hà tiếp ông Robert Carter, Giám đốc Điều hành Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) Hoa Kỳ kiêm Chủ tịch cơ quan thực hiện GEF của WWF quốc tế. Trao đổi với Ông Robert Carter, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết Việt Nam là nước có da dạng sinh học lớn, tuy nhiên trong bối cảnh của biến đổi khí hậu cđã có những thách thức nhất định và mong muốn trong thời gian tới sẽ có những hợp tác cụ thể hơn.

Bộ trưởng đánh giá cao vai trò của của WWF trong vấn đề liên quan đến bảo tồn và thực hiện các công ước bảo tồn; Bộ trưởng cũng đồng tình với những chia sẻ về vấn nạn buôn bán, săn bán động vật hoang dã và cần sự hợp tác nỗ lực của cộng đồng quốc tế thông qua các giải pháp về quy định pháp luật để có những chế tài phù hợp, hướng dẫn cộng đồng, người dân có nhận thức sống hòa hợp với thiên nhiên, đưa ra những giải pháp cụ thể hơn trước thực trạng hiện nay.

Bộ trưởng cũng cho biết, tại GEF-6 lần này có sự kiện về bảo tồn và phát triển du lịch bền vững, có nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm nhưng vẫn chưa có được mô hình cụ thể phù hợp, cần phải có những giải pháp tiếp cận ngay từ khi có những quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch không gian phải gắn kết và phát triển các hệ sinh thái như hiện nay.

Bộ trưởng cũng đề cập đến vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang bị thay đổi do biến đổi khí hậu như xâm ngập mặn, sạt lở, xói mòn dẫn đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học đang bị đe dọa nghiêm trọng; Bộ trưởng mong muốn có những cách tiếp cận, quy hoạch đúng để đảm bảo phát triển bền vững. Bộ trưởng cho biết đã đi thăm và làm việc với Ủy hội sông Mississippi tại Hoa Kỳ và đây là mô hình để cho Việt Nam nói riêng và Ủy hội sông Mê Công học tập.

Ông Robert Carter cho biết thông qua GEF-6 thấy sự phát triển vững mạnh của Việt Nam và chúc mừng Việt Nam đã có những thành tựu nhất định trong việc phát triển bền vững song hành với tăng trưởng kinh tế. Ông Robert Carter cũng đánh giá cao Việt Nam trong công tác bảo tồn các loài động vậy quý hiếm và cam kết sẽ cùng với Việt Nam song hành trong công tác này.

Với những vấn đề khó khăn của đồng bằng sông Cửu Long, ông Robert Carter cho biết đã từng tham dự cuộc họp trực tuyến về sông Mê công, đã đi thăm một số vùng ở Lào nên đã nắm được sơ bộ về thực trạng hiện nay. Để thay đổi được những khó khăn này cần phải sự cộng tác với các nước trong khu vực và để cho các nước thấy rằng ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu như hiện nay ở hạ lưu sông Mê Công đã ảnh hưởng tới hệ sinh thái của Việt Nam ra sao. Ông Robert Carter cũng tin tưởng rằng các Ủy hội sông Mê Công sẽ có thể làm tốt hơn Ủy hội sông Mississippi và để làm được điều đó thì cần phải có sự đồng thuận cao của các nước trong khu vực để có thể quản lý tốt hơn và vì một mục tiêu phát triển bền vững nền đa dạng sinh học trên dòng sông Mê Công.

Với vai trò của WWF là hỗ trợ các chính phủ ưu tiên phát triển kinh tế nhưng không thể quên bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Với những nỗ lực của Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Robert Carter tin tưởng rằng Việt Nam sẽ đạt được những thành công trong thời gian tới.

*Cuối buổi sáng, 28/6, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã tiếp bà Nezha ElUAFI, Bộ trưởng Bộ Môi trường Ma-rốc đến Việt Nam dự Hội nghị Môi trường toàn cầu (GEF).

Bộ trưởng chào mừng bà Nezha ElUAFI đến Việt Nam và tham dự tại hội nghị rất quan trọng của Việt Nam lần này. Bộ trưởng hy vọng sau Hội nghị GEF-6 Việt Nam và Ma-rốc sẽ có những mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Cảm ơn Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã đón tiếp, bà Nezha ElUAFI rất ấn tượng với sự tổ chức của Việt Nam tại GEF-6 lần này và bên cạnh đó là sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế.

Trao đổi với Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Bà Nezha ElUAFI cho biết hiện nay Ma-rốc có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về bảo vệ môi trường, hệ thống đào tạo về công tác bảo vệ môi trường hết sức kiện toàn và phát triển, bà Nezha ElUAFI đề xuất sự hợp tác giữa hai Bộ môi trường của Việt Nam và Ma-rốc có những hợp tác về bảo vệ môi trường để cùng chung tay phát triển vì mục tiêu chung. Bà Nezha ElUAFI mong muốn mời Bộ trưởng Trần Hồng Hà đến thăm đất nước Ma-rốc và thăm quan thực địa những thành tựu của Ma-rốc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Cảm ơn lời mời của Bà Nezha ElUAFI, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết sẽ thu xếp thời gian đến thăm và học tập những kinh nghiệm quản lý của Ma-rốc. Về sự hợp tác giữa hai Bộ, Bộ trưởng Trần Hồng Hà giao vụ Hợp tác quốc là cơ quan đầu mối của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và đề xuất hai bên sẽ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác MOU để tạo khuôn khổ hợp tác giữa hai Bộ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm38
  • Hôm nay12,833
  • Tháng hiện tại174,589
  • Tổng lượt truy cập27,198,753
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây