Tổng cục Môi trường tổ chức Diễn đàn đối tác đa dạng sinh học nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2019

Nhằm kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2019 và kêu gọi các bên liên quan thúc đẩy hợp tác trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, ngày 22 và 23 tháng 5 năm 2019, Tổng cục Môi trường chủ trì tổ chức Diễn đàn Đối tác đa dạng sinh học lần thứ 3 tại Hạ Long, Quảng Ninh. ​​
Tổng cục Môi trường tổ chức Diễn đàn đối tác đa dạng sinh học nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2019
Tham gia Diễn đàn năm nay có sự có mặt của hơn 80 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương như Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương như các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, đại diện các Sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh; các trường đại học, viện nghiên cứu; các đối tác phát triển như UNESCO, UNDP,...các tổ chức quốc tế như Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN, JICA, GIZ,...; các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế và các chuyên gia. 

Diễn đàn Đối tác đa dạng sinh học được tổ chức hàng năm. Mục tiêu của Diễn đàn là tạo ra cơ chế nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam thông qua hoạt động nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và điều phối triển khai các sáng kiến, chương trình và dự án giữa các Bộ, ngành, các đối tác phát triển, các NGO trong nước và quốc tế, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các chuyên gia.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông và phụ thuộc vào nông nghiệp và rừng. 

Đa dạng sinh học có ý nghĩa to lớn trong đời sống tự nhiên và con người, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực của đất nước; duy trì nguồn gen, tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp các nguồn nguyên liệu, dược liệu cho y tế và cộng đồng. Theo ước tính, Việt Nam đã xác định được 3.830 loài cây dược liệu dùng làm thuốc, chiếm khoảng 36% trong số 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch đã biết. So với 35.000 loài cây làm thuốc trên toàn thế giới, số loài cây thuốc Việt Nam chiếm khoảng 11%. Sự hiểu biết, tri thức truyền thống về cây thuốc của các dân tộc, cộng đồng, người dân bản địa khác nhau đã tạo ra các bài thuốc gia truyền có ý nghĩa trong chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.

Bên cạnh đó, đa dạng sinh học đóng góp lớn cho các nền kinh tế, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực; duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng; cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu. Các hệ sinh thái còn có ý nghĩa bảo vệ tài nguyên đất và nước, điều hoà khí hậu, giảm nhẹ tác hại ô nhiễm và thiên tai. Theo báo cáo đánh giá dịch vụ hệ sinh thái toàn cầu 2019 cho thấy ước tính trên thế giới 4 tỷ người sử dụng thuốc có nguốc gốc tự nhiên chăm sóc sức khỏe, 70% các loại thuốc chữa ung thư có nguồn gốc tự nhiên hoặc sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, 75% các loại cây trồng toàn cầu gồm các loại cây ăn quả, rau và nhiều cây công nghiệp khác như cafe, coca và hạnh nhân ... thụ phấn nhờ các loài động vật.

Với vai trò đặc biệt quan trọng của đa dang sinh học như vậy, chủ đề ngày đa dạng sinh học năm 2019 đã được lựa chọn là “Đa dạng sinh học của chúng ta, thực phẩm của chúng ta, sức khỏe của chúng ta”. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng, mối quan hệ trực tiếp, tác động hàng ngày của đa dạng sinh học đến cuộc sống của chúng ta.

Là nước thành viên của Công ước Đa dạng sinh học từ năm 1994, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để thực hiện các mục tiêu đã cam kết. Bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng huy động được sự vào cuộc của các Bộ, ngành, các cấp, các tổ chức trong nước, quốc tế và cộng đồng. Chính sách, pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng với tình hình thực tế. Đặc biệt, các chủ trương, Chính sách mới của Đảng và Chính phủ  nhấn mạnh vai trò của đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái trong phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiều sáng kiến đã được đề xuất và thực hiện đóng góp cho bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững dịch vụ các hệ sinh thái và cải thiện sinh kế của người dân.

Tuy nhiên, áp lực lên đa dạng sinh học vẫn tiếp tục gia tăng, bảo tồn đa dạng sinh học vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, diễn biến đa dạng sinh học hiện vẫn theo chiều hướng xấu đi. Theo báo cáo đánh giá dich vụ hệ sinh thái toàn cầu 2019, 75% hệ sinh thái trên bề mặt trái đất đã có sự thay đổi, 60% đại dương bị các tác động tích lũy đe doạ đến sự tồn tại của các loài sinh vật, 85% diện tích khu vực ĐNN bị mất đi, suy thoái đất làm giảm 23% năng suất các HST cạn, khoảng từ hơn 200 đến hơn 500 tỷ đô la từ sản lượng cây trồng toàn cầu hàng năm đối mặt với rủi ro cao do mất nguồn hỗ trợ cho thụ phấn. Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đã tăng 10 lần kề từ năm 1980, ảnh hưởng đến ít nhất 267 loài bao gồm 86% rùa biển, 44% chim biển và 43% động vật biển có vú, điều này ảnh hưởng đến con người thông qua chuỗi thức ăn. Các loài ngoại lai đã tăng 40% kề từ năm 1980, gần 1/9 bề mặt trái đất bị ảnh hưởng do sự xâm hại của động, thực vật ngoại lai, tác động loài bản địa, chức năng hệ sinh thái và đóng góp của tự nhiên cho con người. Sự xuất hiện các loài ngoại lai mới dường như cao hơn bao giờ hết và không có dấu hiệu chậm lại.

Tại Diễn đàn đối tác về đa dạng sinh học năm 2019 này, các đại biểu đã chia sẻ thông tin về các chính sách đa dạng sinh học mới, kết quả của Hội nghị các bên tham gia Công ước đa dạng sinh học lần thứ 14 và các Nghị định thư vừa mới được tổ chức vào cuối năm 2018; đồng thời, thảo luận những kết quả, sáng kiến bảo tồn của các tổ chức trong nước và quốc tế, các vấn đề trọng tâm và cơ chế phối hợp để tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học. 

Theo các đại biểu tại Diễn đàn, để bảo tồn đa dạng sinh học có hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước, cần huy động sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của toàn xã hội. Trong thời gian qua, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức khoa học, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng ngày càng phát huy vai trò và sự tham gia của mình đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta. Bên cạnh đó, sự quan tâm, hợp tác, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế song phương và đa phương, các đối tác phát triển cho thấy những bước tiến lớn trong công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Các nỗ lực này cần được ghi nhận, phổ biến và phát huy hơn nữa trong thời gian tới.  
 

anh ki niem 22052019

Nguồn tin: vea.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay15,313
  • Tháng hiện tại162,543
  • Tổng lượt truy cập26,407,863
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây