Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn mới

Ngày 12/10, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp và làm việc với đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam về việc hợp tác của hai Bên trong thời gian.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Bộ TN&MT và Ngân hàng thế giới trong giai đoạn mới
Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Bộ TN&MT và Ngân hàng thế giới trong giai đoạn mới
Tham dự buổi làm việc cùng Bộ trưởng Trần Hồng Hà có lãnh đạo các đơn vị: Vụ Hợp tác quốc tế; Cục Biến đổi khí hậu; Cục Quản lý tài nguyên nước; Tổng cục Quản lý đất đai; và Văn phòng Bộ.
Về phía Ngân hàng thế giới (WB) có Bà Carolyn Turk, Giám đốc WB tại Việt Nam; Ông Marc S. Forni, Trưởng nhóm chuyên gia Quản trị rủi ro WB tại Việt Nam; Ông Dinesh Aryal, Chuyên gia môi trường cao cấp WB tại Việt Nam; Ông Muthukumara S. Mani (Mani), Trưởng nhóm kinh tế WB tại Việt Nam; Ông Đỗ Việt Dũng, Chuyên viên cao cấp của WB tại Việt Nam.
Tham gia trực tuyến còn có Bà Kathrine M. Kelm, Chuyên gia cao cấp về quản lý đất đai, Chủ nhiệm Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (VILG) cùng các lãnh đạo, chuyên gia của WB.
Tại buổi làm việc, Bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã trao đổi với Bộ trưởng Trần Hồng Hà về việc WB sẽ hỗ trợ Việt Nam về Chương trình hỗ trợ thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam; Phương án điều chỉnh chủ trương đầu tư và gia hạn Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (VILG); Đề xuất thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Bộ TN&MT và WB trong thời gian tới, cụ thể là hỗ trợ về việc quản lý tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trao đổi với Bà Carolyn Turk, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Bộ TN&MT đang xây dựng Dự thảo Chương trình hỗ trợ thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam với thiết kế linh hoạt và có độ mở cao. Đảm bảo các đối tác quốc tế tiềm năng đều có thể tham gia hỗ trợ thông qua các hình thức như: Hỗ trợ ngân sách thông qua thực hiện khung chính sách, hỗ trợ kỹ thuật, hoặc hỗ trợ trực tiếp cho chương trình, dự án thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của các Bộ, ngành và địa phương. Các hoạt động hỗ trợ thực hiện NDC sẽ được theo dõi, đánh giá để báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời là cơ sở để xác định được những hỗ trợ của quốc tế trong việc thực hiện NDC của Việt Nam.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị, thời gian tới, Giám đốc WB cùng lãnh đạo Bộ TN&MT đồng chủ trì Hội thảo tham vấn các đối tác phát triển về nội dung dự thảo Chương trình. Đồng thời chủ trì cùng với các đối tác phát triển có cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chương trình Hỗ trợ thực hiện NDC trong giai đoạn 2021-2030.
Đối với phương án điều chỉnh chủ trương đầu tư và gia hạn Dự án VILG, Bộ trưởng cho rằng, phương án đưa ra cần phải thống nhất với chủ trương xuyên suốt của Bộ TN&MT và Chính phủ Việt Nam trong việc triển khai hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu; phải dựa trên nền tảng hệ thống công nghệ do Việt Nam tự xây dựng và làm chủ, phù hợp với chủ trương “ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước” theo quy định của Chính phủ.
Đối với đề nghị thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực biến đổi khí hậu giữa Bộ TN&MT và WB trong thời gian tới, Bộ TN&MT đánh giá cao WB đã quan tâm, hỗ trợ và hợp tác hiệu quả với Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và bảo vệ môi trường. WB luôn là tổ chức quốc tế tại Việt Nam đi đầu, thể hiện cam kết mạnh mẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển nền kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.
Trong lĩnh vực tài nguyên nước, Bộ trưởng Trần Hồng Hà ghi nhận những ý kiến của Bà Carolyn Turk về những vấn đề bất cập trong quản lý nguồn nước hiện nay ở Việt Nam như: Việc điều phối quản lý nguồn nước, các cách tiếp cận nguồn nước không đồng bộ từ các địa phương, không có cơ quan quản lý thống nhất nguồn nước ảnh, hưởng từ vấn đề biến đổi khí hậu… Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, những bất cập trên đã được các cơ quan quản lý nhà nước nhận ra và đang có những biện pháp quản lý. Trước mắt, trong vấn đề bảo vệ nguồn nước, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã kiểm soát được việc cấp phép xả vào nguồn nước. Trong thời gian tới, với việc xem xét sửa đổi Luật Tài nguyên nước Việt Nam sẽ đưa ra được những cơ chế quản lý phù hợp. Bộ trưởng đề nghị WB sẽ hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề xây dựng các khung pháp lý; công cụ và giải pháp để nắm giữ được cơ sở dữ liệu nguồn nước; điều phối chung đối với những nguồn nước xuyên biên giới…
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, Việt Nam hiện đang rà soát, điều chỉnh một số bộ luật quan trọng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, như: Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Đất đai năm 2013. Đây là những bộ luật quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong các giai đoạn tới. Do đó, Bộ đề nghị WB cân đối các nguồn lực tài chính và kỹ thuật, hỗ trợ Việt Nam sửa đổi các bộ luật quan trọng nêu trên với mục tiêu phù hợp với bối cảnh phát triển chung của thế giới và điều kiện cụ thể của Việt Nam.

 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập61
  • Hôm nay10,258
  • Tháng hiện tại454,114
  • Tổng lượt truy cập26,981,071
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây