Đòi hỏi khách quan
Tin học hóa hồ sơ, tài liệu, văn bản để hướng đến nâng cao hiệu quả điều hành, mang lại thuận lợi cho công chúng, tăng cường sự công khai minh bạch là đòi hỏi khách quan của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. Đây cũng là mục tiêu mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tích cực xây dựng.
Xuất phát tư thực tiễn công việc hàng ngày phải tiếp nhận và xử lý khối lượng văn bản rất lớn, nhóm tác giả từ Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết định nghiên cứu và bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các chủ đề quản lý xuyên suốt các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về tài nguyên và môi trường phục vụ công tác điều hành, tác nghiệp trên thiết bị thông minh và internet”. Sản phẩm đầu ra của đề tài là thiết lập được một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường theo các chủ đề quản lý xuyên suốt từ Luật đến các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời, xây dựng thành công phần mềm tra cứu văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường trên thiết bị thông minh và intenet.
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, hiện nay hơn 90% nhu cầu của người sử dụng các thiết bị di động thông minh là để tìm kiếm thông tin. Tác vụ này được thực hiện thông qua việc kết nối mạng internet bằng các phương thức kết nối 3G, 4G, WIFI hoặc qua các ứng dụng, tiện ích được tải về và cài đặt trên các thiết bị. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 52 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, đứng thứ 5 ở châu Á-Thái Bình Dương về tỷ lệ dân số có kết nối Internet sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia. Việt Nam cũng nằm trong top 20 quốc gia có lượng người dùng internet nhiều nhất thế giới.
Với sự phát triển vượt bậc của internet thì việc lưu trữ, truyền tải các văn bản quy phạm pháp luật cũng đã được thay đổi từ việc in sách, đóng cuốn từng tập văn chuyển sang lưu trữ, truyền tải thông qua các trang mạng điện tử. Việc tìm hiểu các quy định của pháp luật của mọi người cũng thay đổi từ cách tìm hiểu các quy định của pháp luật tại các thư viện, nhà sách thì bây giờ có thể dễ dàng tìm hiểu thông qua internet.
Theo ông Trần Long Hưng, Trưởng phòng Kiểm soát thủ tục hành chính và Văn thư, lưu trữ (Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường), chủ nhiệm đề tài, hiện nay cũng có nhiều trang thông tin điện tử hoặc một số ứng dụng được phát triển trên thiết bị di động để phục vụ nhu cầu tra cứu văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, các ứng dụng này không hệ thống hóa theo lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Ví dụ cần tập hợp tất cả các văn bản về lĩnh vực đất đai hoặc môi trường sẽ mất rất nhiều thời gian và khả năng còn thiếu là rất cao, do đó đề tài sẽ thiết kế phần mềm trên internet để chỉ cần bấm vào nút lĩnh vực Đất đai sẽ hiện ra toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai từ Luật đến Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư… và một số Nghị quyết của Đảng về chính sách đất đai, cho phép tải về dạng file .DOC và .PDF.
Hiện nay, Bộ đã hoàn thành việc thực hiện thí điểm tổng rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường từ năm 1976 đến 2008 với tổng số văn bản được rà soát là 2.445 văn bản và 51 điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. Hoàn thành công bố kết quả hệ thống hóa kỳ đầu văn bản quy phạm pháp luật đến hết ngày 30/12/2014. Như vậy, có thể thấy khối lượng văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường là rất lớn và đa dạng.
“Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về tài nguyên và môi trường và các chủ đề quản lý xuyên suốt từ Luật đến các văn bản hướng dẫn thi hành; xây dựng phần mềm tra cứu văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường và tra cứu các chủ đề quản lý xuyên suốt từ Luật đến các văn bản hướng dẫn thi hành trên thiết bị thông minh và intenet nhằm phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ và đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân là rất cần thiế”, ông Trần Long Hưng, chủ nhiệm đề tài nhấn mạnh.
Tính ứng dụng cao
Xuất phát từ mục tiêu đề ra, đề tài đã tập trung nghiên cứu, thực hiện nhiều nội dung công việc. Trước tiên là nghiên cứu đánh giá thực trạng các hệ thống cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật trên thiết bị thông minh và internet hiện nay; tính cấp thiết của việc xây dựng hệ thống dữ liệu, phần mềm tra cứu văn bản và các chủ đề quản lý trên thiết bị thông minh và internet.
BBT (Nguồn: Báo TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn