Tháo gỡ vướng mắc chính sách pháp luật đất đai nhằm phát triển nông nghiệp

Ngày 30/9, tại Hà Nội, trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển Cộng đồng nông thôn (CCRD) tổ chức hội thảo “Chính sách đất đai trong nông nghiệp – Đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013”.
Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS Phạm Minh Anh, Hiệu trưởng trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong cho biết, sau hơn 8 năm tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013, bên cạnh những mặt tích cực, chính sách, pháp luật về đất đai hiện hành vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng.
Đơn cử, quá trình tích tụ, tập trung đất đai diễn ra còn chậm, việc thực hiện chưa thực sự gắn với tính công bằng, bền vững, hiệu quả và còn nhiều khó khăn, vướng mắc; Khung giá đất chưa phù hợp, chưa sát với thực tế giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường (đặc biệt là khu vực đất ven đô). Trong khi đó, biên độ giá đất khu vực nông thôn quy định còn rộng, dẫn đến còn nhiều khu vực chưa sát với thực tế; chính sách thu thuế từ các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê… chưa rõ ràng, chưa đồng bộ với quy định của Luật Đất đai năm 2013, gây nhiều khó khăn cho các cơ quan thực hiện và phiền hà cho người sử dụng đất…
Đặc biệt, việc miễn, giảm tiền thuế sử dụng đất đối với đất nông nghiệp được triển khai nhiều năm nhưng tình trạng ruộng bị bỏ hoang, không canh tác gây lãng phí nguồn lực, trong khi nhiều chủ đầu tư không thuê được đất để đầu tư canh tác. Điều này cho thấy, cơ chế khuyến khích tài chính đối với đất nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả.
Đồng quan điểm này, Phó GS. TS Đỗ Thị Tám, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng cơ chế và mô hình tích tụ ruộng đất theo hướng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp... còn hạn chế nên đã hạn chế các quyền cơ bản của người sử dụng đất và cản trở đầu tư vào nông nghiệp – một lĩnh vực rất kén nhà đầu tư. Ví dụ tại khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa”. Tại khoản 30 Điều 3: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó”.
05 10 2022 8
Việc này dẫn tới việc sản xuất nhỏ vẫn phổ biến, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không cao từ đó làm chậm quá trình hội nhập kinh tế. Năm 2020, chỉ có 1.051 xã có cánh đồng lớn (chiếm 12,68% tổng số xã khu vực nông thôn), với 1.657 cánh đồng. Tổng diện tích gieo trồng của cánh đồng lớn giảm từ 579,25 nghìn ha năm 2016 xuống 271,00 nghìn ha năm 2020. Năm 2020, bình quân 1 cánh đồng lớn có 196,94 hộ tham gia, bằng 71,93% năm 2016; diện tích bình quân 1 cánh đồng lớn 163,55 ha, bằng 63,86% so với năm 2016.
Cũng theo Phó GS. TS Đỗ Thị Tám, về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp thời gian qua cho thấy, quy hoạch sử dụng đất chưa thống nhất và chưa gắn kết với quy hoạch khác; dự báo nhu cầu sử dụng đất chưa đáp ứng thực tiễn. Thêm vào đó việc giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch còn lỏng lẻo, dẫn đến đất để hoang hóa hoặc sử dụng không hiệu quả. Điều này lâu dài sẽ gây suy thoái đất nông nghiệp.
Việc phân loại đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng chưa thống nhất giữa các luật có liên quan (Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường…). Có sự chồng chéo các mục đích sử dụng đất trong một khu vực. Chưa có bộ tiêu chí đánh giá tiềm năng sử dụng đất cho các mục đích sử dụng đất nông nghiệp khác nhau (hiện mới chỉ có đánh giá thích hợp đất cho mục đích trồng trọt và đồng cỏ chăn thả).
Mặt khác, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn chưa quy định trường hợp chuyển mục đích đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác (trang trại) nên khó khăn trong thực thi…
Để giải quyết vấn đề này, Phó GS. TS Đỗ Thị Tám cho rằng cần bổ sung thêm vào khái niệm đất nông nghiệp quỹ đất để hỗ trợ, phục vụ sản nông nghiệp như logistics, khu chế biến, nhà kho lưu trữ, bảo quản giống, phân bón, nông sản…
Thống nhất cách phân loại đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng, làm rõ chế độ sử dụng đất đối với một số loại đất có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Xem xét bổ sung thêm khái niệm và cách phân loại đất đai theo chức năng (chức năng sinh thái, chức năng kinh tế, chức năng bảo tồn, bảo vệ, …). Đồng thời cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tiềm năng sử dụng đất cho các mục đích sử dụng đất nông nghiệp khác nhau và theo các chức năng khác nhau của đất nông nghiệp.
Hoàn thiện chính sách đất đai trong nông nghiệp theo hướng khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, bổ sung quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp (tại Điều 129 và Điều 130 Luật Đất đai năm 2013); Mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng, tặng, cho quyền sử dụng đất đối với từng loại đất nông nghiệp phù hợp với thực tiễn sản xuất của từng vùng; cho phép các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước có đủ tiềm lực về vốn, công nghệ được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp (tại Điều 191 Luật Đất đai năm 2013). Qua đó góp phần phát triển sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, tránh tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp.
Xây dựng cơ chế tính giá trị của đất nông nghiệp, lấy đó làm căn cứ căn cứ để chuyển đổi đất nông nghiệp với nhau. Xem xét sử dụng công cụ thuế trong sử dụng đất nông nghiệp và tăng cường các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tránh tình trạng bỏ hoang đất. Xem xét miễn, giảm các loại thuế, phí liên quan đến chuyển nhượng đất nông nghiệp để đẩy mạnh tích tụ tập trung đất nông nghiệp. Bổ sung và cụ thể các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp…
Góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, ThS. Trương Quốc Cần Viện Tư vấn phát triển KTXH Nông thôn và Miền núi cho rằng, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có những tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực hiện Luật Đất đai 2013, trong đó, đã bổ sung một số quy định mới về thời hạn sử dụng đất, hạn mức, người sử dụng đất và chế độ sử dụng đất tạo điều kiện thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới. Bổ sung chế độ sử dụng đất chăn nuôi tập trung; sửa đổi quy định về chế độ sử dụng đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng.
Tuy nhiên việc mở rộng đối tượng và hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp cần phải đi kèm với các điều kiện, quy định hạn chế nhằm bảo vệ quyền với đất đai của các nhóm yếu thế (nhóm DTTS, nông dân sản trực tiếp sản xuất quy mô nhỏ) trong các tiến trình chuyển dịch đất đai.

 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay9,793
  • Tháng hiện tại453,649
  • Tổng lượt truy cập26,980,606
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây