Lắng nghe từ địa phương và đưa ra các vấn đề cụ thể hơn, rõ ràng hơn

Sáng 13/3, Bộ trưởng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp rà soát các vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật về tài nguyên và môi trường. Bộ trưởng nhấn mạnh: "Các Tổng cục, Cục, Vụ,... có trách nhiệm chính trong việc rà soát, đánh giá, hướng dẫn thực hiện và dự thảo quy định sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập thuộc lĩnh vực quản lý; cần lắng nghe từ địa phương và đưa ra các vấn đề cụ thể hơn, rõ ràng hơn”.

Các Thứ trưởng: Nguyễn Thị Phương Hoa, Võ Tuấn Nhân, Trần Quý Kiên, Lê Công Thành tham dự và chỉ đạo trực tiếp các nội dung trọng tâm rà soát vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật về tài nguyên và môi trường thuộc lĩnh vực phân công chỉ đạo. Tham dự có Thủ trưởng các Tổng cục, các Cục, Thanh tra Bộ, Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ.

Báo cáo tổng hợp những ý kiến, kiến nghị về các quy định pháp luật vướng mắc, bất cập trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, sau 5 tháng tổng hợp các ý kiến, kiến nghị từ những văn bản kiến nghị của 56 địa phương trên cả nước; với khoảng 1.000 kiến nghị của cử tri, địa phương, doanh nghiệp và đại biểu Quốc hội; các kiến nghị tại 2 Hội nghị giao ban vùng năm 2018 và báo cáo tổng hợp vướng mắc pháp luật của Thanh tra Bộ cho thấy, những lĩnh vực có nhiều kiến nghị nhất là đất đai (68,5%) và môi trường (19,5%); khoáng sản (7,5%).

Theo ông Phan Tuấn Hùng, những nội dung kiến nghị trong lĩnh vực đất đai chủ yếu về: các quy định chung; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận; tài chính đất đai, giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất; chế độ sử dụng đất; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thủ tục hành chính về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.

Trong lĩnh vực môi trường, các nội dung kiến nghị liên quan đến đánh giá tác động môi trường; quan trắc môi trường; phí bảo vệ môi trường; nhập khẩu phế liệu; cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; thủ tục hành chính; đề án bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm hành chính.
 

15b 3 2019
Toàn cảnh cuộc họp

Ở lĩnh vực khoáng sản, nội dung kiến nghị tập trung vào các vấn đề như: Điều tra cơ bản về địa chất và quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản; khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường và khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình; khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm và sử dụng đất, hạ tầng trong hoạt động khoáng sản; thăm dò khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đấu giá quyền khai thác khoáng sản; quyền lợi của địa phương, người dân nơi có khoáng sản…

Trên cơ sở tổng hợp những quy định pháp luật còn vướng mắc, bất cập trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế đề xuất xây dựng 01 văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật để xử lý nhiều quy định vướng mắc, bất cập. Trước mắt tập trung xử lý các quy định vướng mắc, bất cập thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ trưởng; lâu dài sẽ xử lý các quy định vướng mắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội vì cần thời gian tổng kết, đánh giá và chuẩn bị.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho rằng, cần nhanh chóng ban hành bổ sung, sửa đổi những văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ. Thứ trưởng lấy dẫn chứng liên quan đến quyền của tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác tài nguyên, hiện nay chúng ta có 3 lĩnh vực là đất đai, khoáng sản và tài nguyên nước thu rất nhiều cho ngân sách; trong đó, quyền cấp phép thăm dò khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân trước đây quy định rất rõ quyền thế chấp ngân hàng, nhưng năm 2010 đã bỏ quy định này.

Đối với lĩnh vực biển, hải đảo, Thứ trưởng Trần Quý Kiên đề nghị cần tập trung thực hiện thật tốt việc chỉnh sửa, đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 51/NĐ-CP và 02 quy hoạch gồm: Quy hoạch tổng thể không gian biển; Quy hoạch quản lý, khai thác tổng hợp vùng bờ.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đề nghị tất cả các lĩnh vực cần rà soát lại, phân rõ: Đối với những đề xuất, kiến nghị cần sửa đổi ngay cần được đưa vào các văn bản trong Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2019; những lĩnh vực ít đề xuất, kiến nghị hoặc các đề xuất rải rác ở nhiều văn bản khác nhau có thể gộp chung vào một văn bản để sửa nhiều văn bản; các vướng mắc liên quan đến các văn bản Luật, Vụ Pháp chế phải chủ trì, phối hợp với các đơn vị báo cáo Bộ trưởng, để Bộ trưởng báo cáo Chính phủ, Quốc hội, khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa pháp luật tài nguyên và môi trường với lĩnh vực khác.

Đối với những vấn đề do cách hiểu và thực hiện còn chưa thống nhất nhưng do quy định, nguyên tắc quản lý nhà nước bắt buộc phải thực hiện thì cần giải thích rõ để các địa phương hiểu và thực hiện.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng Báo cáo của Vụ Pháp chế đưa ra được các nhóm vấn đề là rất tốt, dùng một nghị định để sửa nhiều nghị định là phù hợp để giải quyết được ý kiến, kiến nghị cử tri.

Đối với những vấn đề khó hiểu thì cần phải hướng dẫn để các địa phương thực hiện. Đối với những bất cập thì phải sửa. Đối với những vấn đề còn có cách hiểu khác nhau thì cần phải có quan điểm rõ ràng.

Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, trong số các văn bản pháp luật về các lĩnh khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, tài nguyên nước, chỉ có lĩnh vực tài nguyên nước là có ý kiến đề xuất; hiện cũng đã rà soát và có kế hoạch chỉnh sửa các vấn đề bất cập, trong đó có các vấn đề liên quan tới vấn đề về quy hoạch tài nguyên nước. Thứ trưởng cũng đề nghị trong quá trình rà soát, sửa đổi nên đi vào nhóm vấn đề cụ thể và mời các nhóm chuyên gia phối hợp tham gia, tham vấn,...

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá cao báo cáo tổng hợp, đề xuất của Vụ Pháp chế. Bộ trưởng cho rằng:"Cách làm việc lắng nghe từ cơ sở, giải quyết những bức xúc từ cơ sở là giải pháp mang tính bứt phá".

Trên cơ sở chỉ đạo cụ thể của các đồng chí Thứ trưởng tại cuộc họp, Bộ trưởng đề nghị Vụ Pháp chế tiếp tục chủ trì tổng hợp, tham vấn và tiến hành các thủ tục theo quy định; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các nhóm vấn đề trong các lĩnh vực. Đồng thời, phân thành các nhóm vấn đề như là nhóm các phản ánh đã được phản ánh nhiều nhưng do quy định pháp luật là đúng nhưng chưa hiểu, chưa rõ, chưa thống nhất; nhóm vấn đề thuộc về quy định liên quan đến luật, không thống nhất giữa luật này và luật khác…

“Tôi cho rằng, các Tổng cục, Cục, Vụ... có trách nhiệm chính trong việc rà soát, đánh giá, hướng dẫn thực hiện và dự thảo quy định sửa đổi, bổ sung các quy định vướng mắc, bất cập thuộc lĩnh vực quản lý. Các đơn vị quản lý từng lĩnh vực cần lắng nghe từ địa phương và đưa ra các vấn đề cụ thể hơn, rõ ràng hơn”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập99
  • Hôm nay19,212
  • Tháng hiện tại137,878
  • Tổng lượt truy cập27,162,042
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây