Hai Bộ trưởng gỡ khó công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án giao thông

Chiều 14/3, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể có buổi làm việc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án giao thông...

Tham dự cuộc họp, về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa và lãnh đạo các Tổng cục: Quản lý Đất đai; Môi trường; Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; các Vụ: Kế hoạch- Tài chính; Pháp chế và Văn phòng Bộ. Về phía Bộ Giao thông vận tải có Thứ trưởng Lê Đình Thọ; Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cùng đại diện Lãnh đạo các Vụ: Kế hoạch - Đầu tư; Đối tác công tư; Môi trường; Văn phòng Bộ; Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông; Cục Hàng Không; các Ban quản lý Dự án 2,6,7,85,…

Cuộc họp giữa Lãnh đạo hai Bộ nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 02/2019 về tháo gỡ các vướng mắc trong công tác GPMB dự án đường cao tốc Bắc - Nam và đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án giao thông trọng điểm quốc gia.

Tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông Lê Kim Thành cho biết, Bộ Giao thông vận tải đang triển khai 11 dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Trong đó, 3 dự án đang triển khai công tác cắm cọc ngoài hiện trường và bắt đầu bàn giao cho địa phương để GPMB. Các dự án khác đều đang trong bước thiết kế kỹ thuật, phối hợp cắm cọc GPMB để đảm bảo mục tiêu cuối quý I, đầu quý II bàn giao GPMB cho địa phương. Việc thiết kế kỹ thuật sẽ cơ bản hoàn thành trong tháng 8, 9, ngoại trừ dự án cầu Mỹ Thuận 2, do tính chất phức tạp sẽ được lùi sang tháng 11. Hiện Bộ Giao thông vận tải đang từng bước thực hiện các gói thầu của tuyến cao tốc này và bám sát tiến độ đã cam kết.

Liên quan đến việc GPMB, ông Thành cho biết, trong 11 dự án đang triển khai, có 8 dự án đi qua 2 tỉnh. Theo quy định của Điều 17 Nghị định 47/2014/NĐ-CP: với dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, ngành có dự án đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh nơi có đất thu hồi xây dựng khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Căn cứ vào khung chính sách này, Bộ, ngành có dự án đầu tư tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho toàn bộ dự án.

“Việc xây dựng khung chính sách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã làm hài hòa chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư với các dự án đi qua 2 tỉnh. Do đó, Bộ Giao thông vận tải đề nghị trên cơ sở khung chính sách này, các địa phương sau khi có cọc GPMB và xây dựng các phương án, phê duyệt ngay phương án GPMB của từng địa phương, không cần qua bước tổng hợp lại để Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tổng thể”, ông Thành nói.

Cũng theo ông Thành, mục tiêu của Điều 17 là để quản lý chi phí. Tuy nhiên, ở mỗi một dự án, khi phê duyệt chi phí đều tách riêng chi phí GPMB trong tổng mức đầu tư. Công tác này được quản lý rất chặt.

Thông tin thêm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, nếu phải làm theo Điều 17, sẽ phải tổ chức lựa chọn một đơn vị có năng lực thực hiện, làm kéo dài thời gian và tăng thêm chi phí thực hiện công việc này.

Thống nhất với Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng: "Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng khung chính sách cho các dự án rồi, thêm một công đoạn nữa là không cần thiết". Bộ trưởng cũng cho biết thêm, liên quan đến việc sửa đổi Điều 17 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP, dự kiến sẽ trình Chính phủ trong quý III/2019. Do đó, hai Bộ Giao thông vận tải và Tài nguyên và Môi trường sẽ thống nhất trình Chính phủ cho phép Bộ Giao thông vận tải không phải lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho toàn bộ dự án.
 

13 3 2019 1
Toàn cảnh buổi làm việc chiều ngày 14/3

Trong buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng kiến nghị tới Bộ Giao thông vận tải về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội và TP.HCM đã ở mức cao của châu Á. Với tốc độ phát triển phương tiện giao thông như hiện nay, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Giao thông vận xem xét lại chính sách liên quan đến ban hành quy chuẩn với phương tiện vận tải, chính sách sử dụng phương tiện công cộng tại các đô thị lớn.

Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải cần có sự tính toán khi triển khai các dự án giao thông lớn để tránh tác động tới địa chất những vùng có dự án đi qua sẽ gây ra sụt lún, mất mỹ quan… Bộ trưởng cho biết, mỗi khi thành lập dự án cần tham vấn các đơn vị của Bộ Tài nguyên và Môi trường để cùng tính toán cân bằng hệ sinh thái, tính bền vững về địa chất.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đồng ý và thống nhất với những ý kiến của Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Đồng thời Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, tích hợp các vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc ngành giao thông vận tải …

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập502
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm501
  • Hôm nay39,560
  • Tháng hiện tại147,992
  • Tổng lượt truy cập26,393,312
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây