Khẳng định tầm quan trọng của nền kinh tế biển xanh

Chiều 23/11, Hội nghị cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII) của Đảng đã hoàn thành chương trình đề ra sau 1 ngày làm việc sau khi nghe phân tích Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trình bày.

Trước đó vào sáng 23/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính giới thiệu, quán triệt Quy định “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ giới thiệu Kết luận về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.

Tiếp tục phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã phân tích rõ những kết quả đã đạt được cũng như những mặt hạn chế, yếu kém của nền kinh tế biển Việt Nam trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết riêng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Vấn đề này cũng đã được Trung ương thống nhất cao và là cơ sở để Ban Chấp hành Trung ương xem xét ban hành Nghị quyết mới số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tại Nghị quyết này, Trung ương một lần nữa khẳng định phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam.

Trong bài phát biểu giới thiệu, quán triệt Nghị quyết về Chiến lược biển, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng phân tích rõ các quan điểm của Trung ương trong vấn đề phát triển nền kinh tế biển xanh và những định hướng tiếp theo. Đó là Nghị quyết nhấn mạnh quan điểm, định hướng tiếp tục phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.

Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng khẳng đinh, xây dựng nền kinh tế biển theo quan điểm giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển đi đôi với xây dựng xã hội gắn kết, thân thiện với biển; bảo đảm quyền tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở công bằng, bình đẳng, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật”. Quan điểm này nhằm khẳng định vị trí, vai trò của những giá trị lịch sử, văn hóa của biển đối với sự phát triển của dân tộc ta. Đây cũng là chủ trương lớn trong việc xây dựng nền văn hóa hướng biển của đất nước có ưu thế về biển như Việt Nam.

Đồng thời, tăng cường quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đẩy mạnh đầu tư vào bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển; bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái từ đất liền ra biển. Gắn bảo vệ môi trường biển với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu.

Quan điểm mới này nhấn mạnh phải có sự tổng hợp, thống nhất các vấn đề về tài nguyên, môi trường biển đối với công tác quản lý nhà nước; tầm quan trọng của việc chủ động thích ứng với những diễn biến mới của khí hậu, thời tiết, nước biển dâng trên toàn cầu. Đồng thời, khẳng định chủ trương đầu tư vào giá trị tự nhiên đi đôi với việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển cũng như sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường.

Đối với quan điểm “Lấy khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực về biển; kết hợp huy động các nguồn lực trong và ngoài nước. Chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập, hợp tác quốc tế, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược hàng đầu thế giới có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.”

Quan điểm này nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế biển, đặc biệt trong công tác điều tra cơ bản, đồng thời huy động các nguồn vốn tư nhân trong nước và quốc tế; khẳng định chủ trương ưu tiên và chọn lọc trong thu hút các nhà đầu tư để phát triển bền vững biển Việt Nam trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Lấy khoa học và nền tảng trí thức làm khâu đột phá quan trọng

Để bảo đảm triển khai có trọng tâm, trọng điểm, Nghị quyết đề ra 03 khâu đột phá về: Hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới, phát triển mô hình tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế của các ngành kinh tế biển, các vùng biển, ven biển; hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới các quy hoạch liên quan đến biển, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ giữa các ngành, địa phương.

Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tận dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, khoa học, công nghệ mới, thu hút chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu, nhân lực chất lượng cao.

Phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ, mạng lưới giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, các khu công nghiệp, khu đô thị, các vùng biển với các cảng biển dựa trên hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, kết nối chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây giữa các vùng trong nước và với quốc tế.

Đối với những giải pháp mang tính đột phá này, ngoài việc phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, phát triển khoa học công nghệ và nền tảng trí thức, nguồn nhân lực là khâu đặc biệt quan trọng và cần quan tâm đầu tư. Bởi lẽ, nhìn ra các nước trên thế giới, muốn khai thác tốt nguồn lực của biển không thể thiếu một nền khoa học biển tiên tiến hiện đại và muốn có một nền khoa học biển hiện đại rất cần nguồn nhân lực và tập trung trí tuệ cho vấn đề nghiên cứu khoa học này. Đi ra biển, hướng về biển không thể dùng những phương pháp và công nghệ lạc hậu mà cần phải có kiến thức, công nghệ hiện đại mới có được những hiệu quả như mong muốn.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho rằng, hiện nay chúng ta luôn cho rằng cần khai thác mạnh mẽ tiềm năng của biển nhưng vấn đề đầu tư trở lại cho biển, đặc biệt là đầu tư về KHCN, nguồn nhân lực để điều tra cơ bản, quản lý hiệu quả thì chưa thực sự xứng tầm. Chính vì vậy, vấn đề này, cần được xem xét một cách thấu đáo và đưa ra những giải pháp căn cơ thiết thực hơn từ trung ương tới địa phương để có nguồn lực đầu tư thích đáng hơn với nguồn tài nguyên vô cùng đặc biệt này.

Địa phương cần quán triệt sâu sắc, triển khai ngay các chủ trương Nghị quyết

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đánh giá công tác phục vụ Hội nghị có tiến bộ với điểm cầu trực tuyến nhiều hơn, đại biểu tham dự đông hơn, tinh thần học tập nghiêm túc hơn. Hơn 405.000 đại biểu đã tham dự Hội nghị tại hơn 2.759 điểm cầu trực tuyến. Nhiều tỉnh, thành phố đã nối đường truyền tới cấp huyện và cấp xã. Đồng chí cũng bày tỏ sự hài lòng về sự chuẩn bị chu đáo các bài tham luận của các báo cáo viên về các chuyên đề phân tích Nghị quyết Trung ương 8. Các bài phát biểu sâu sắc, mạnh lạc, sinh động, giúp cho các đại biểu hiểu sâu sắc hơn các vấn đề Nghị quyết đưa ra.

Ông Võ Văn Thưởng đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và các tổ chức đảng thời gian tới tiếp tục tổ chức các hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung Hội nghị Trung ương 8 ở địa phương, đơn vị cho số cán bộ, đảng viên chưa được dự Hội nghị hôm nay theo Hướng dẫn số 72-HD/BTGTW, ngày 26/10/2018 của Ban Tuyên giáo Trung ương, bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ.

Ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương và các tổ chức đảng bố trí thời gian hợp lý, thỏa đáng để thảo luận chương trình, kế hoạch hành động sát hợp với tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị, với những giải pháp cụ thể, lộ trình thích hợp, nguồn lực bảo đảm, trách nhiệm rõ ràng, nỗ lực và quyết tâm hành động để đưa nghị quyết vào cuộc sống.

Trong thực hiện Quy định “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương” ở các đơn vị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị tiếp tục thực hiện Quy định 101 về "Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp", Quy định 55 về "Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên", trong đó chú ý việc nêu gương của các đồng chí trong cấp ủy.

Đối với Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ông Võ Văn Thưởng yêu cầu nghiên cứu tài liệu đầy đủ, nắm chắc tình hình. Trong thời gian tới, Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để có các bộ tài liệu tham khảo sâu, sinh động liên quan tới phát triển kinh tế biển bền vững.

Ông Võ Văn Thưởng yêu cầu cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền về cách làm mới, kinh nghiệm hay, mô hình tốt trong thực hiện các Nghị quyết Trung ương. Các cơ quan báo chí của Trung ương, địa phương xây dựng kế hoạch tuyên truyền thực hiện nghị quyết; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Các cấp ủy tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức học tập và thực hiện nghị quyết một cách thường xuyên. Cấp ủy, người đứng đầu các địa phương, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện nghị quyết, biểu dương, khen thưởng những đơn vị làm tốt, nhắc nhở, phê bình, xử lý theo quy định của Đảng đối với các đơn vị, cá nhân thực hiện không nghiêm túc, không hiệu quả.

Mục tiêu tổng quát Nghị quyết là đến năm 2030 là “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.”.

Các ngành kinh tế thuần biển đóng góp 10%GDP cả nước, kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65-70%GDP. Chỉ số phát triển con người các tỉnh, thành phố ven biển cao hơn mức trung bình cả nước, thu nhập bình quân đầu người ven biển gấp từ 1,2 lần trở lên so với thu nhập bình quân cả nước. Tầm nhìn đến năm 2045 là “Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương…”.


BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập85
  • Hôm nay21,453
  • Tháng hiện tại140,119
  • Tổng lượt truy cập27,164,283
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây