Họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030; tầm nhìn đến năm 2050

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sáng 04/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhấn mạnh: Quy hoạch bảo vệ môi trường cần phải gắn với quy hoạch phát triển. Đặc biệt, Quy hoạch cần phải bám sát Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tham dự cuộc họp có các thành viên Hội đồng là đại diện các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Y tế; Công thương, Khoa học và công nghệ; Văn hóa Thể thao và Du lịch; Văn phòng Chính phủ cùng các chuyên gia khoa học.

Báo cáo về sự cần thiết cũng như nội dung Quy hoạch, đại diện Tổng cục Môi trường - đơn vị chủ trì thực hiện cho biết: Biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học tiếp tục là những vấn đề lớn, mang tính toàn cầu; khu vực châu Á tiếp tục là điểm nóng về ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm không khí trong các đô thị và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. Ô nhiễm xuyên biên giới theo lưu vực sông Mê Công, trên biển, rác thải nhựa đại dương khu vực Đông Nam Á trở thành vấn đề được các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế quan tâm. Việc nhập khẩu thiết bị, công nghệ cũ, phế liệu làm nguyên liệu sản xuất gia tăng đột biến gây ra áp lực lớn đối với môi trường của các quốc gia trong khu vực.

Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng dẫn đến dễ bị tổn thương trước các vấn đề môi trường của khu vực và toàn cầu, nhất là các vấn đề môi trường theo dòng thương mại quốc tế và ô nhiễm xuyên biên giới. Việc bảo vệ môi trường (BVMT) trong nước phải gắn với BVMT khu vực và toàn cầu cũng đang đặt ra thách thức lớn. Chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, hướng tới nền kinh tế xanh, cacbon thấp, ít chất thải; nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; quan điểm không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế; phát triển đô thị thông minh, vạn vật kết nối; thúc đẩy phát triển cách mạng công nghiệp 4.0 trong các lĩnh vực… mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện thuận lợi đối với công tác BVMT.

Theo Tổng cục Môi trường, hiện nay Việt Nam có rất nhiều loại hình quy hoạch, tuy nhiên sự khâu nối những quy hoạch này như thế nào đảm bảo phục vụ phát triển bền vững thì chưa thực sự tốt. Chúng ta còn thiếu công cụ đánh đánh giá, cơ sở dữ liệu, thiếu các bộ tiêu chí thẩm định một quy hoạch phát triển dựa trên quy hoạch phát triển bền vững, dẫn đến các quy hoạch chồng lấn lên nhau, dẫn đến xung đột. Chính vì vậy quy hoạch môi trường ra đời sẽ giải quyết hài hòa cân đối giữa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, các mục đích về bảo tồn thiên nhiên, các khu sinh thái quan trọng, bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên nước; gắn BVMT với các hoạt động phát triển kinh tế và phải có kiểm soát trong hành lang mà quy hoạch BVMT đặt ra.

Vấn đề đặt ra là cần tạo hành lang pháp lý, công cụ quản lý, các vùng, khu vực lãnh thổ quản lý chất lượng môi trường, kiểm soát chất lượng môi trường. Đặc biệt có nhiều loại hình dự án có nguy cơ môi trường cao, nhưng chúng ta chưa có hành lang pháp lý đủ lớn và hệ thống công cụ quản lý từ năng lực quản lý cho đến hệ thống quan trắc, phương pháp tiếp cận....

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với tầm quan trọng của công tác quản lý và BVMT đồng thời thực hiện Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, Luật sửa đổi, bổ sung 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì tổ chức lập “Quy hoạch BVMT quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Theo đó, mục tiêu lập Quy hoạch là hướng tới bảo vệ, duy trì và phục hồi các chức năng, giá trị sống còn các hệ sinh thái quan trọng, các loài sinh vật đặc hữu, các dạng tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa - lịch sử; cải thiện chất lượng và nâng cao mức độ an toàn môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất các mâu thuẫn giữa các ngành, các địa phương trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gắn với các yêu cầu về BVMT, ứng phó BĐKH; tăng cường khả năng chủ động ứng phó với BĐKH (BĐKH), giảm phát thải khí nhà kính; nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BVMT, ứng phó BĐKH theo cách tiếp cận phát triển bền vững (PTBV), tổng hợp, quản lý theo lưu vực, dựa vào mức độ nhạy cảm, khả năng chống chịu, phục hồi, chịu tải, tổn thương môi trường, hệ sinh thái và điều kiện thiên nhiên.

Phạm vi quy hoạch về không gian là toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đất liền, vùng biển và hải đảo được chia theo các vùng địa lý phù hợp với đặc thù về khí hậu, lưu vực sông và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Về phạm vi thời gian, Quy hoạch BVMT quốc gia được lập cho giai đoạn là 10 năm, từ năm 2021 đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo dự thảo Quy hoạch xác định đến 2030: "Ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng môi trường sống, chủ động ứng phó BĐKH, hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, cacbon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển, bảo vệ đất nước. Việt Nam trờ thành quốc gia có chất lượng môi trường hàng đầu khu vực, về cơ bản an toàn môi trường trên cơ sở tăng trưởng xanh, phát triển bền vững,..."; tầm nhìn đến 2050, "Việt Nam trở thành quốc gia có môi trường trong lành, an toàn, đa dạng sinh học phong phú được phục hồi dựa vào phát triển kinh tế- xã hội tuần hoàn, chống chịu cao, cacbon thấp và bền vững".

Quy hoạch BVMT là quy hoạch có tính chất liên ngành, có mối liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, do vậy, trong quá trình lập quy hoạch sẽ sử dụng tổng hợp cách tiếp cận dựa trên chức năng môi trường; tiếp cận phát triển bền vững; tiếp cận sinh thái; và tiếp cận quản lý theo lưu vực sông.

Quy hoạch BVMT cấp quốc gia là sự tổ chức lập các kế hoạch dài hạn xây dựng hệ thống BVMT cấp quốc gia trên cơ sở điều tra, đánh giá môi trường, quản lý môi trường, dự báo xu thế diễn biến môi trường và BĐKH; nhu cầu bảo tồn cũng như các nguồn lực có thể sử dụng. Như vậy, có thể hiểu quy hoạch BVMT cấp quốc gia là phân vùng môi trường, xác định khung về nội dung, phân bổ không gian cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng, quản lý môi trường biển, hải đảo và lưu vực sông, quản lý chất thải, hạ tầng kỹ thuật BVMT; hệ thống quan trắc môi trường.
 

5 12 2019 1
Toàn cảnh cuộc họp

Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đều đánh giá cao tính cấp thiết của việc thực hiện nhiệm vụ lập Quy hoạch BVMT quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đã thể hiện cách tiếp cận mới. Đồng thời cũng đã góp ý cụ thể để hoàn thiện Dự thảo nhiệm vụ Quy hoạch về nội dung, phương pháp; sản phẩm; vấn đề phân vùng quy hoạch…

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng, đồng thời nhấn mạnh: Quy hoạch BVMT quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 là cơ sở nền tảng quan trọng phục vụ BVMT và phát triển bền vững đất nước. Vì vậy quy hoạch cần phải gắn với quy hoạch phát triển. Đặc biệt, Quy hoạch cần phải bám sát Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang sửa Luật BVMT; tham mưu Ban văn kiện Đại hội xây dựng đưa ra quan điểm mục tiêu về phát triển bền vững, BVMT thực hiện theo Kết luận của Nghị quyết 24-NQ/TW.

Thứ trưởng đề nghị đơn vị soạn thảo cần xem xét giới hạn phạm vi của Quy hoạch, cũng như xác định rõ quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc xây dựng; nội dung và các sản phẩm,.. Trong đó, báo cáo tổng thể Quy hoạch phải đưa ra được các dự báo về an ninh môi trường; làm rõ cơ chế, giải pháp, tổ chức thực hiện Quy hoạch.

Thứ trưởng cũng yêu cầu Tổng cục Môi trường tiếp thu, sớm hoàn thiện Báo cáo nhiệm vụ Quy hoạch BVMT quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 để trình Thủ tướng Chính phủ bảo đảm chất lượng và đúng quy định.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập53
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm52
  • Hôm nay33,317
  • Tháng hiện tại326,483
  • Tổng lượt truy cập27,350,647
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây