Đánh giá giữa kỳ Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai

Ngày 28/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội nghị đánh giá giữa kỳ Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (Dự án VILG).

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà - Trưởng Ban chỉ đạo cấp Quốc gia Dự án VILG cho biết: Dự án VILG được Chủ tịch nước phê duyệt Hiệp định Tài trợ từ ngày 23/12/2016, có hiệu lực từ tháng 3/2017 với tổng kinh phí là 180 triệu đô la Mỹ thực hiện trong thời gian 5 năm (2017-2021). Theo Hiệp định đã ký kết, mục tiêu Dự án là nâng cao hiệu suất và tính minh bạch của dịch vụ quản lý đất đai tại các tỉnh thực hiện Dự án thông qua việc phát triển và thực hiện Hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu quốc gia (MPILS).

"Dự án VILG luôn được xác định là một trong những Dự án có tính chất quan trọng chiến lược đối với ngành tài nguyên và môi trường nói chung và quản lý đất đai nói riêng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số".
 

2 12 2019 1
Dự án VILG luôn được xác định là một trong những Dự án có tính chất quan trọng chiến lược đối với ngành tài nguyên và môi trường

Trong giai đoạn tới đây, Chính phủ sẽ tập trung xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu dùng chung, áp dụng đồng bộ cho các địa phương; do vậy, các địa phương cần tăng cường năng lực, cập nhật bổ sung, tận dụng các cơ sở dữ liệu; đặc biệt những nơi chưa áp dụng cơ sở dữ liệu đất đai cần bổ sung bảo đảm phù hợp nhu cầu địa phương.

Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hà Nội, bà Kathrine Keim cho rằng cần đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án; tăng cường trao đổi, phối hợp bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và quản lý rủi ro cho Dự án. Đồng thời WB cũng nhấn mạnh tới việc cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia về giải pháp công nghệ, chuyên gia kinh tế phân tích tính bền vững của Dự án;...

Bàn về rủi ro, thách thức và cơ hội thực hiện Dự án, ông Chu An Trường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai - Giám đốc Ban quản lý Dự án cấp Trung ương cho rằng, Dự án được đánh giá có những rủi ro đáng kể liên quan đến chính sách, thiết kế hệ thống, năng lực quản lý dự án, năng lực triển khai không đồng đều ở các địa phương; nhận thức và hành vi không phù hợp của người sử dụng đất và cơ quan cung cấp dịch vụ thông tin đất đai là thách thức lớn nhất đối với thực hiện Dự án. Bên cạnh đó, việc phát triển và triển khai hệ thống công nghệ thông tin của Dự án cũng ở mức rủi ro cao, đặc biệt là trong quá trình phát triển phần mềm cho MPILS và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Tuy nhiên, Dự án cũng sẽ có nhiều cơ hội trong việc liên kết; phối hợp với các chương trình về đẩy mạnh cải cách hành chính và phát triển Chính phủ điện tử làm tiền đề tăng cường trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các ngành; tận dụng kinh nghiệm và bài học của các địa phương trong xây dựng và triển khai hệ thống thông tin đất đai liên thông giữa các cấp và các ngành.

Tại Hội nghị, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho rằng cần hỗ trợ Dự án về các giải pháp công nghệ, giám sát an toàn thông tin, an ninh bảo mật, sử dụng mạng số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước. Đối với UBND các tỉnh tham gia thực hiện Dự án, cần bố trí, cân đối đủ nguồn vốn, đặc biệt là vốn đối ứng cho Dự án, tăng cường tính trách nhiệm trong việc đăng ký và thực hiện giải ngân vốn trong năm…

Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường 31 tỉnh, thành phố, lãnh đạo Ban quản lý Dự án Cấp trung ương và địa phương... cũng đã đề ra các phương án, giải pháp khả thi để giải quyết các vấn đề tồn tại, đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án. Trước mắt, kiến nghị đối với Ban chỉ đạo cấp Quốc gia và các Bộ, ngành như: Bộ Tài chính sớm ban hành hướng dẫn rà soát nguồn vốn thực hiện Dự án, hỗ trợ thủ tục rút vốn và tiếp tục hỗ trợ các địa phương trong thủ tục vay lại; đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, WB tăng cường phối hợp, hướng dẫn; đơn giản hóa các thủ tục để đẩy nhanh đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Dự án đến năm 2021, cũng như chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện các thủ tục đề xuất gia hạn Dự án đến năm 2023.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập115
  • Hôm nay12,561
  • Tháng hiện tại328,794
  • Tổng lượt truy cập27,352,958
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây