Đổi mới tư duy trong quản lý các lĩnh vực chuyên ngành về TN&MT

Thời gian qua, các lĩnh vực ngành tài nguyên và môi trường có nhiều đổi mới, tạo bước chuyển quan trọng từ bị động giải quyết các tồn tại sang chủ động triển khai các giải pháp có tính hệ thống chuẩn bị động lực cho phát triển trước mắt và giai đoạn mới.

Về quản lý đất đai, Bộ đã thẩm định, trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của 63/63 tỉnh, thành phố; tập chỉ đạo giải quyết vấn đề đất của nông, lâm trường; rà soát, giải quyết vấn đề lãng phí đất đai ở các đô thị; đàm phán với Ngân hàng thế giới giúp tăng cường năng lực quản lý đất đai cho các địa phương và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

Đến nay cả nước có 49/63 tỉnh, thành phố được phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, trong đó khu vực phía Nam có 20/32 tỉnh, thành phố. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận (GCN) lần đầu của vùng phía Nam đạt 97% diện tích cần cấp. Hoàn thành việc rà soát cắm mốc đạt 88% khối lượng nhu cầu; đo đạc, lập bản đồ địa chính đạt 95,1%. Có 116/354 đơn vị hành chính cấp huyện trên phạm vi 20 tỉnh/thành phố đang vận hành, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai. 32/32 tỉnh, thành phố đã ban hành văn bản quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo thẩm quyền. Nguồn thu từ đất đai luôn chiếm 10-12% tổng thu ngân sách nội địa của từng tỉnh, thành phố.

Tuy nhiên, quản lý đất đai vẫn còn một số hạn chế, tồn tại nhất định như: chưa theo kịp thực tế; việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn bất cập; giao đất có thu tiền và cho thuê đất theo hình thức đấu giá thực hiện còn hạn chế; việc giám sát sử dụng đất tại các dự án, công trình còn lỏng lẻo, nhiều trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng đã nhiều năm mà không xử lý; việc cấp GCN còn nhiều trường hợp chậm giải quyết, gây phiền hà cho người dân; việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở nhiều dự án lớn còn chậm. Ở một số địa phương việc cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai chưa thực hiện kịp thời, thường xuyên theo quy định.

Công tác bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Bộ cùng các địa phương thực hiện tốt công tác giám sát các dự án, cơ sở có nguy cơ cao, các điểm nóng về môi trường. Số lượng các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 87,8%. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn tăng dần qua từng năm, đến nay lượng chất thải công nghiệp được xử lý đạt 60%; chất thải rắn sinh hoạt xử lý đạt 70,4%. Đã có 93,46% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64 và 48,26% cơ sở theo Quyết định số 1788 đã cơ bản đã hoàn thành xử lý triệt để. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường khu vực phía nam còn một số hạn chế, tồn tại và nhiều thách thức như: Công tác quy hoạch các KCN còn bất cập gây áp lực cho môi trường; tồn đọng phê liệu nhập khẩu; xử lý phản hồi thông tin phản ánh về ONMT còn chậm; xử lý CTNH còn phân tán, nhỏ lẻ, chưa có cơ sở xử lý CTNH tập trung, quy mô lớn; năng lực thu gom chất thải rắn còn hạn chế, đặc biệt là khu vực nông thôn; tỷ lệ xử lý CTR rắn cũng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, chủ yếu vẫn áp dụng phương pháp chôn lấp tập trung.

Chương trình mục tiêu Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016 - 2020 được Chính phủ, phê duyệt tổng kinh phí là 4.648 tỷ đồng. Tuy nhiên, các địa phương chưa quan tâm, không bố trí vốn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn nên rất khó thực hiện.

Công tác hỗ trợ các địa phương xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường nông thôn từ nguồn kinh phí sự nghiệp BVMT trung ương theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg của TTCP cũng chưa được địa phương quan tâm đúng mức, nhiều dự án đã được NSTW hỗ trợ 50% kinh phí, nhưng địa phương không bố trí vốn đối ứng hoặc chưa đủ 50% kinh phí để thực hiện.

Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, Bộ tập trung xây dựng Quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2035. Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa làm cơ sở cho điều tiết nguồn nước cho các mục đích. Triển khai xây dựng hệ thống quan trắc, dự báo nguồn nước để các địa phương chủ động phương án sản xuất kinh doanh. Các địa phương đã chủ động tăng cường phối hợp trong quản lý nguồn nước theo các lưu vực sông để chia sẻ nguồn nước cho phát triển chung. Hoàn thiện hồ sơ thành lập 04 Ủy ban lưu vực sông. Xây dựng Đề án tổng thể về ảnh hưởng của phát triển thủy điện dòng chính sông Mê Công để chủ động xác định chủ trương, đối sách của Việt Nam nhằm hạn chế các tác động đến khu vực ĐBSCL.

Tuy nhiên, quản lý TNN còn một số tồn tại, hạn chế như: chưa thành lập được tổ chức để điều phối các hoạt động theo lưu vực sông. Hệ thống mạng quan trắc tài nguyên nước chưa đủ số lượng trạm quan trắc. Hoạt động quản lý, kiểm soát ô nhiễm nguồn nước mới tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị và các đoạn sông xung quanh thành phố và khu công nghiệp, việc kiểm soát chất lượng nước và ô nhiễm nước ở các vùng nông thôn chưa được quan tâm thoả đáng.

Về lĩnh vực địa chất và khoáng sản, tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, gắn với điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản. Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản của Bộ tiếp tục được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật về khoáng sản, nhất là sự phối hợp với các địa phương rà soát khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trước khi cấp phép. Đến tháng 6/2018, đã cấp 131 giấy phép, gồm: 46 Giấy phép thăm dò và 85 Giấy phép khai thác khoáng sản. Đã phê duyệt: 94 báo cáo tiền sử dụng số liệu, thông tin về kết quả điều tra, thăm dò khoáng sản của Nhà nước số tiền là 866,6 tỷ đồng; 84 hồ sơ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản số tiền phê duyệt: 3.412 tỷ đồng. Tại khu vực phía Nam có 13/24 tỉnh trên cả nước đã phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản với 450 khu vực mỏ, trong đó đã tổ chức đấu giá thành công đối với 90 khu vực mỏ.

Mặc dù vậy, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản còn tồn tại như: tình trạng khai thác khoáng sản, cát sỏi trái phép vẫn có chiều hướng ngày càng phức tạp. Một số quy hoạch khoáng sản, vật liệu xây dựng, trong quá trình phê duyệt điều chỉnh, bổ sung chưa cập nhật đầy đủ các thông tin, dẫn đến việc một số hồ sơ đã tiếp nhận, đang thẩm định không có tên trong quy hoạch mới hoặc có nội dung không phù hợp với quy hoạch mới làm kéo dài thời gian thẩm định.

Công tác dự báo khí tượng thủy văn ngày càng nâng cao về chất lượng đảm bảo tính xác thực. Đã dự báo sớm các nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn, các hình thái, xu thế thời tiết cực đoan để các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi cả nước; cảnh báo, dự báo sát, kịp thời diễn biến thời tiết; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn. Tiếp tục hiện đại hóa, nâng cao năng lực dự báo cảnh báo, đưa vào hoạt động các trạm KTTV để tăng cường công tác dự báo.

Về lĩnh vực biến đổi khí hậu, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu ở Việt Nam; Khung chính sách năm 2018 thuộc Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH (SP-RCC). Xây dựng Thông báo quốc gia lần thứ 3 của Việt Nam và Kế hoạch quốc gia về thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tăng cường tác hợp tác quốc tế trong triển khai thực hiện Nghị định thư Kyoto, Nghị định thư Montreal, tiến trình đàm phán và hợp tác quốc tế về ứng phó với BĐKH.

Bộ TN&MT đã phối hợp xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 -2020. Chủ trì tổ chức Hội nghị của Thủ tướng về Hội nghị huy động các sáng kiến; trình Chính phủ ban hành, xây dựng Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về công tác đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý, Bộ tập trung triển khai xây dựng các trạm định vị vệ tinh thuộc khu vực các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có Đà Nẵng, Quảng Nam, TP.Hồ Chí Minh và khu vực các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ; bàn giao cho các tỉnh, thành phố lưu trữ, quản lý, khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:10.000 phủ trùm các tỉnh; tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 phủ kín các khu vực đô thị, khu vực kinh tế trọng điểm. Phối hợp với các địa phương thực hiện công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia; đang triển khai thực hiện Phân định ranh giới quản lý hành chính biển, đảo đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển.

Về lĩnh vực quản lý về biển và hải đảo, tập trung triển khai tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; sơ kết 10 năm thực hiện Đề án 47, 04 năm thực hiện Nghị định số 51/2014/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển. Hoàn thiện Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu và hóa chất độc trên biển;

Triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường các vùng biển Việt Nam phục vụ định hướng phát triển kinh tế - xã hội các vùng ven biển thuộc Đề án tổng thể về Điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Triển khai thực hiện “Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, Kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và BVMT biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Lĩnh vực công nghệ thông tin được ưu tiên đẩy mạnh ứng dụng trong toàn ngành, triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý, hệ thống văn bản quản lý; thúc đẩy việc xây dựng Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử; xây dựng và đưa vào vận hành một số cơ sở dữ liệu (CSDL) TN&MT như CSDL đất đai quốc gia, CSDL môi trường... Đã xây dựng "Hệ thống tương tác giữa Bộ TN&MT với các Sở TN&MT, UBND cấp tỉnh" nhằm cung cấp môi trường điện tử kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ với Sở TN&MT các địa phương. Bộ đã triển khai hệ thống Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 theo thẩm quyền của Bộ.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay9,092
  • Tháng hiện tại475,078
  • Tổng lượt truy cập27,002,035
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây