Diễn đàn Hà Nội 2018 về Hướng đến phát triển bền vững

Chiều ngày 09/11, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã tham dự Lễ Khai mạc và Phiên toàn thể Diễn đàn Hà Nội 2018 về Hướng đến phát triển bền vững: Ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) vì bền vững và an ninh.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn

Diễn đàn do Trường Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Quỹ Giáo dục Cao học Hàn Quốc (KFAS), Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức từ ngày 08/11 đến ngày 10/11/2018. Diễn đàn có sự tham dự của gần 500 đại biểu là lãnh đạo, cựu lãnh đạo các quốc gia; các chính khách, lãnh đạo các Bộ, ngành của Chính phủ Việt Nam; lãnh đạo các tập đoàn và tổ chức quốc tế, các Viện nghiên cứu, trường đại học, các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và quốc tế.

Phát biểu tại Phiên khai mạc, thay mặt Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan đầu mối giúp Chính phủ về BĐKH, Thứ trưởng Lê Công Thành hoan nghênh và đánh giá cao sáng kiến tổ chức Diễn đàn này.

“Diễn đàn Hà Nội 2018 do Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thể hiện trách nhiệm và cam kết mạnh mẽ trong việc đồng hành cùng các cơ quan của Chính phủ trong ứng phó với BĐKH, góp phần vào thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH và các Mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.” – Thứ trưởng Lê Công Thành khẳng định.

Thứ trưởng Lê Công Thành điểm lại những dấu mốc quan trọng đối với Trái đất trong năm 2015 khi Liên hợp quốc thông qua Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững với 17 Mục tiêu phát triển bền vững; đồng thời, cũng năm 2015, lần đầu tiên tại Paris, gần 200 quốc gia đã đồng thuận để đạt được một Thỏa thuận lịch sử, ràng buộc về pháp lý cho tất cả các nước về BĐKH sau hơn 20 năm đàm phán kể từ khi Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH được thông qua vào năm 1992.

12 11 2018 8
Các đại biểu tham dự Diễn đàn

Về phía Việt Nam, Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, Chính phủ Việt Nam sớm nhận thức được thách thức nghiêm trọng của BĐKH đối với phát triển bền vững đất nước và đã ban hành nhiều chiến lược, kế hoạch hành động từ cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương nhằm tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH.

Đặc biệt, ngay sau khi Thỏa thuận Paris được thông qua tại Hội nghị COP21 năm 2015, Việt Nam đã triển khai xây dựng Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận với 68 nhóm nhiệm vụ được thực hiện trong hai giai đoạn 2016-2020 và 2021-2030. Để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với BĐKH, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị với sự tham gia của đông đảo các nhà quản lý, các chuyên gia trong và ngoài nước, các đối tác quốc tế; sau đó Chính phủ đã ban hành và từng bước triển khai thực hiện Nghị quyết về vấn đề này.

Thứ trưởng cho rằng, ứng phó với BĐKH, cũng như thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, ngoài những nỗ lực của Chính phủ, các địa phương, cần có sự tham gia tích cực, chủ động và hiệu quả hơn nữa của các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở giáo dục và đào tạo, các chuyên gia hàng đầu, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

“Bởi vì, ứng phó với BĐKH vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước phải dựa trên tri thức, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm yếu tố đột phá trên cơ sở kết hợp với tri thức bản địa.” – Thứ trưởng Lê Công Thành nói.

Để làm được điều đó, nhân Diễn đàn này, Thứ trưởng nhấn mạnh một số nội dung chính để Diễn đàn tập trung thảo luận, cụ thể như sau:

Một là, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp, qua đó đề xuất được các cơ chế chính sách phù hợp nhằm khuyến khích sự tham gia của tất cả các bên vào quá trình ứng phó với BĐKH cũng như triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris, đặc biệt trong bối cảnh Hội nghị COP24 tại Ba Lan vào cuối năm nay sẽ thông qua các hướng dẫn để triển khai thực hiện Thỏa thuận kể từ sau năm 2020 trở đi.

Hai là, xác định và đề xuất được hợp tác giữa Chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ trong thực hiện Thỏa thuận Paris các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), đặc biệt là mục tiêu thứ mười ba về “Ứng phó kịp thời, hiệu quả với BĐKH và thiên tai” theo tinh thần, nguyên tắc chung được đề cập trong Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH, Thoả thuận Paris về BĐKH, Chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Ba là, tạo ra cơ chế hợp tác về xúc tiến chuyển giao và tiếp nhận chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo từ bậc đại học đến sau đại học giữa các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế nhằm phát triển đội ngũ cán bộ tương lai đủ năng lực, kiến thức chuyên môn để có thể tham gia ngay vào quá trình thực hiện Thỏa thuận Paris, các Mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam, đồng thời, đào tạo, phát triển đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học Việt Nam tham gia sâu vào các cơ quan, tổ chức quốc tế liên quan đến ứng phó với BĐKH, phát triển bền vững.

Với sự tham gia đông đảo của các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ sở nghiên cứu, giáo dục và đào tạo, Thứ trưởng bày tỏ tin tưởng ràng Diễn đàn Hà Nội 2018 sẽ đạt được các kết quả đề ra, có nhiều đề xuất về cơ chế chính sách, giải pháp thúc đẩy hợp tác, đối tác nhằm ứng phó với BĐKH hiệu quả hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.

Sau Diễn đàn này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ giao Cục BĐKH phối hợp với Ban tổ chức Diễn đàn tiếp thu các kết quả thảo luận, từ đó báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban quốc gia về BĐKH xem xét ban hành các cơ chế chính sách phù hợp.

Diễn đàn Hà Nội là một sáng kiến của Đại học Quốc gia Hà Nội, ra đời với mục đích đóng góp vào nỗ lực toàn cầu trong việc thực thi các nội dung về Mục tiêu phát triển bền vững thông qua nghiên cứu khoa học, công nghệ và trao đổi học thuật quốc tế.

Lựa chọn “Ứng phó với BĐKH”, nội dung thứ 13 trong 17 mục tiêu PTBV làm trọng tâm thảo luận, với tên gọi: “Hướng đến Phát triển bền vững – Ứng phó BĐKH để đảm bảo Bền vững và An ninh”, Diễn đàn khuyến khích những nghiên cứu liên ngành, liên lĩnh vực, kết hợp khoa học – công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó BĐKH, đặc biệt tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Diễn đàn là nơi trao đổi học thuật và chính sách liên quan đến ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững với 05 mục tiêu cốt lõi:

1 Xác định và phân tích các bằng chứng về tác động của BĐKH; thảo luận về mô hình, bài học được áp dụng thành công trong ứng phó với BĐKH;

2. Hỗ trợ, tư vấn các cơ quan chính phủ, các tổ chức xã hội, khối tư nhân để xây dựng chính sách và chiến lược ứng phó chủ động hơn với BĐKH;

3. Đóng góp các giải pháp tiên tiến để xây dựng một xã hội hài hòa, phát thải các-bon thấp và thích ứng tốt trong bối cảnh BĐKH;

4. Đẩy mạnh đào tạo và nghiên cứu về ứng phó với BĐKH;

5. Tăng cường hợp tác để đẩy mạnh công tác ứng phó với BĐKH ở cấp độ quốc tế và khu vực.

Bên cạnh Phiên toàn thể, ngày 10/11, Diễn đàn Hà Nội sẽ có 05 tiểu ban chuyên môn bao gồm: (1) Bằng chứng về biến đối khí hậu và an ninh; (2) Tác động của con người lên BĐKH; (3) Ứng phó với BĐKH; (4) Chính sách và quản trị về ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững; (5) Khoa học, công nghệ và giáo dục về ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững. Đồng thời, Diễn đàn còn có hai phiên đối thoại chính sách về phát triển bền vững đô thị có tính chống chịu cao, ở đồng bằng sông Hồng và phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với BĐKH diễn ra vào buổi chiều cùng ngày 10/11.

 

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay17,104
  • Tháng hiện tại179,157
  • Tổng lượt truy cập27,203,321
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây