Đẩy mạnh hợp tác trong điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển

Chiều ngày 22/01, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên đã có buổi tiếp và làm việc với ông Toshio Suzuki, Chủ tịch Công ty Kaiyo, Nhật Bản. Hai bên đã trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu, điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển của Việt Nam.
Toàn cảnh buổi tiếp
Toàn cảnh buổi tiếp

Trước đó, từ ngày 23 đến ngày 27/10/2017, Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Nhật Bản để học tập, chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo, tăng cường năng lực trong lĩnh vực nghiên cứu, điều tra cơ bản tài nguyên biển và hải đảo.

Phát biểu tại buổi tiếp, ông Toshio Suzuki, Chủ tịch Công ty Kaiyo cảm ơn Thứ trưởng Trần Quý Kiên đã dành thời gian tiếp đoàn công tác. Ông Toshio Suzuki đã giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thành tựu hoạt động của Công ty từ khi thành lập đến nay, trong đó Công ty có thế mạnh về các thiết bị, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong nghiên cứu khoa học biển.

Ông Toshio Suzuki cho biết, Công ty Kaiyo có nhiều tàu nghiên cứu biển cùng đội ngũ cán bộ có kỹ thuật cao và có thế mạnh về đóng mới tàu nghiên cứu biển. Công ty Kaiyo sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để tiến hành điều tra, tìm kiếm tài nguyên trên vùng biển Việt Nam; đồng thời, Công ty cũng sẵn sàng hỗ trợ về công nghệ, đào tạo kỹ thuật cho cán bộ của Việt Nam.

“Công ty Kaiyo sẽ đưa tàu nghiên cứu biển và cán bộ sang Việt Nam để phối hợp thực hiện điều tra tài nguyên và môi trường biển. Các kết quả nghiên cứu tại vùng biển Việt Nam được cam kết sẽ bàn giao toàn bộ cho phía Việt Nam nghiên cứu, sử dụng.” - Ông Toshio Suzuki nói.

Chào mừng ngài Chủ tịch Công ty Kaiyo đến thăm và làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Trần Quý Kiên gửi lời cảm ơn tới sự giúp đỡ, hợp tác hiệu quả, thiết thực của Chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản đối với Việt Nam trong thời gian qua.

Thứ trưởng cũng đánh giá cao các nội dung đề xuất hợp tác cũng như các công nghệ hiện đại, trình độ tiên tiến, năng lực và kinh nghiệm trong điều tra tài nguyên và môi trường biển của Công ty Kaiyo, Nhật Bản.

Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho biết, cũng giống như Nhật Bản, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về tài nguyên trên biển với chiều dài đường bờ biển hơn 3.000 km và diện tích khoảng 1 triệu km2. Tuy nhiên, công tác điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển còn khiêm tốn, nhất là ở những vùng có độ sâu lớn. Vì vậy, Việt Nam rất mong muốn có sự hợp tác của các đối tác nước ngoài có thế mạnh trong điều tra tài nguyên và môi trường biển như Nhật Bản để có thể tìm hiểu đầy đủ về tiềm năng này của Việt Nam.

Thứ trưởng Trần Quý Kiên cũng mong muốn, bên cạnh hỗ trợ về trang thiết bị, phương tiện khảo sát, phía Công ty sẽ tăng cường đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam trong nghiên cứu khoa học về biển, đáp ứng yêu cầu vận hành các thiết bị hiện đại để điều tra, khảo sát trên biển.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng đặc biệt quan tâm đến việc điều tra và khai thác nguồn năng lượng mới từ băng cháy (khí Hydrate) trên biển để có thể thay thế một phần năng lượng hóa thạch, đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước trong thời gian tới.

Qua buổi tiếp, Thứ trưởng Trần Quý Kiên và Chủ tịch Công ty Kaiyo mong muốn hai bên sẽ sớm những hoạt động hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện là Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam với phía Công ty để thúc đẩy công tác điều tra tài nguyên và môi trường biển của Việt Nam.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập59
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập27,027,775
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây