Bộ trưởng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị về công tác quản lý, sử dụng đất đai tại 5 tỉnh Tây Nguyên

Chiều 19/1, tại Thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Đắk Nông đã phối hợp tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất đai tại 5 tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại khu vực các tỉnh Tây Nguyên.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu chủ trì Hội nghị
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu chủ trì Hội nghị

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Nông Lê Diễn; Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Nguyễn Bốn; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội; các Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo của 5 tỉnh Tây Nguyên; lãnh đạo của các sở, ngành và 8 huyện, thị xã thuộc tỉnh Đắk Nông. Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có lãnh đạo các đơn vị: Tổng cục Quản lý đất đai, Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch - Tài chính.

 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Ngày 01/01/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành Chương trình hành động thực hiện cho toàn ngành. Trong đó, đối với lĩnh vực đất đai đặt ra 3 mục tiêu lớn đó là: Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai để tạo ra những đột phá về thể chế thúc đẩy giải phóng sức sản xuất, huy động các nguồn lực khác cho phát triển; tập trung giải quyết tình trạng lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; giải quyết vấn đề khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Để hoàn thành 3 mục tiêu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đặt ra 7 nhóm nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động của ngành và sẽ đồng hành cùng với các địa phương trong triển khai thực hiện.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Tây Nguyên là vùng đầu tiên Bộ tổ chức Hội nghị để bàn và triển khai nội dung quan trọng, đó là công tác quản lý đất đai và giải quyết vấn đề đất đai có nguồn gốc nông lâm trường bởi đây là địa bàn chiến lược, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng là nơi tập trung nhiều các nông, lâm trường với 201 tổ chức nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm khoảng gần 1/3 trong tổng số 745 tổ chức nông, lâm nghiệp của cả nước và đang quản lý khoảng 50,8 % so với diện tích tự nhiên của toàn vùng.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý đất đai nói chung và quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường nói riêng tại các tỉnh Tây Nguyên đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, công tác quản lý đất đai nói chung và quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường nói riêng tại các tỉnh Tây Nguyên cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế, trong đó nổi lên một số vấn đề lớn sau:

Việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có quá trình phức tạp, thay đổi qua từng giai đoạn nhưng chưa có biện pháp giải quyết một cách căn cơ, thấu đáo, nên còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết.

Tiến độ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính ở các địa phương còn chậm so với tiến độ đo vẽ bản đồ địa chính.

Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai vẫn còn xảy ra, nhiều vụ việc phức tạp còn xảy ra trên địa mà chưa được giải quyết dứt điểm làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội.

Để giải quyết một cách căn cơ vấn đề đất đai, đưa nguồn lực đất đai trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như của Tây Nguyên, tại Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận để tìm ra các giải pháp, tập trung vào một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, về chính sách pháp luật đất đai: Với ý nghĩa là nguồn lực đầu vào của các hoạt động kinh tế - xã hội, quản lý đất đai cần có những đột phá từ thể chế, chính sách, pháp luật, đến quy hoạch để góp phần giải phóng sức lao động; thu hút, huy động các nguồn lực, nguồn vốn, khoa học công nghệ cho phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết tình trạng khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai. Vì vậy, Bộ trưởng Trần Hồng Hà mong muốn các đại biểu từ thực tiễn công tác tại địa phương mình quản lý chỉ rõ những bất cập, điểm nghẽn trong chính sách pháp luật về đất đai; những mẫu thuẫn, chồng chéo với các pháp luật chuyên ngành; đề xuất những cơ chế, chính sách, giải pháp để hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai đặc biệt là để sửa đổi Luật Đất đai trong năm 2018.

Thứ hai về giải quyết tình trạng lãng phí đất đai và phát huy nguồn lực đất đai: Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chính phủ đặt ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP. Đối với Tây Nguyên, cần tập trung rà soát các dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa, đặc biệt là giải quyết vấn đề đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường. Đây là vấn đề hết sức khó khăn mà Bộ Chính trị đã phải ban hành tới hai Nghị quyết là Nghị quyết số 28/NQ-TW vào năm 2003 và Nghị quyết số 30/NQ-TW vào năm 2014. Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Hiện nay, các tổ chức nông, lâm trường hiện đang quản lý khoảng 50% diện tích đất của toàn vùng Tây Nguyên nếu chúng ta thực hiện tốt việc sắp xếp sẽ giải phóng nguồn lực lớn cho phát triển vùng.

Thứ ba về giải quyết vấn đề đất đai tranh chấp đất đai và đất cho đồng bào dân tộc thiểu số: Tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh triển khai thanh tra, kiểm soát, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh. Vấn đề này cùng với vấn đề giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào cần được tập trung giải quyết để đảm bảo ổn định chính trị, xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên.

 Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị, ông Lê Văn Lịch, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai đã trình bày báo cáo đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất đai tại 5 tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Sau đó là các ý kiến phát biểu của ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông; ông Bùi Thanh Lam, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk; ông Lại Xuân Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum... nêu bật về những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn địa phương mình quản lý, đặc biệt là đất có nguồn gốc nông, lâm trường...

 

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay6,044
  • Tháng hiện tại472,030
  • Tổng lượt truy cập26,998,987
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây