Cải cách thể chế, Bộ TN&MT giúp người dân, doanh nghiệp tiết kiệm hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm

Trong giai đoạn 2016-2020, Bộ TN&MT đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành giúp tiết kiệm cho doanh nghiệp mỗi năm hơn 1.000 tỷ đồng và hơn 36,6 triệu giờ công lao động. Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT cho biết, đây là nỗ lực lớn của Bộ TN&MT trong nhiệm kỳ qua..

* Xin ông chia sẻ về kết quả cải cách thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành giai đoạn 2016-2020 mà Bộ TN&MT báo cáo Thủ tướng Chính phủ gần đây?

Ông Phan Tuấn Hùng: Thực hiện chủ trương, mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phát triển và vì dân, Bộ TN&MT đã xác định cải cách thể chế là nhiệm vụ ưu tiên, đột phá của công tác quản lý nhà nước trong nhiệm kỳ này, trong đó trọng tâm chính là cải cách thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành.

Thời gian qua, Bộ trưởng, các Thứ trưởng và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ đã trực tiếp vào cuộc, quyết liệt chỉ đạo công việc này nên đã đạt được nhiều kết quả. Tôi cho rằng kết quả mà Bộ TN&MT đạt được trong giai đoạn 2016-2020 là rất đáng ghi nhận, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đặc biệt là rất có ý nghĩa và rất thiết thực đối với người dân, doanh nghiệp – những đối tượng thực hiện và được hưởng lợi.

Kết quả và nỗ lực của Bộ TN&MT trong nhiệm kỳ này là đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 80% số lượng thủ tục hành chính; bãi bỏ, đơn giản hóa trên 62% số lượng điều kiện kinh doanh và bãi bỏ, cắt giảm trên 51% sản phẩm, hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Để đạt được kết quả này, Bộ đã rà soát, đề xuất hoặc thực hiện bãi bỏ, sửa đổi một số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật (47 văn bản) ở các cấp độ hiệu lực pháp luật khác nhau; cụ thể Bộ đã trình cấp có thẩm quyền ban hành 02 luật, 09 nghị định và ban hành 09 Thông tư để bãi bỏ, sửa đổi: 01 pháp lệnh, 21 nghị định và 25 Thông tư, Thông tư liên tịch.

Theo tính toán của chúng tôi, kết quả đạt được trong cải cách thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường đã giúp người dân, doanh nghiệp và cho cả cơ quan quản lý nhà nước ước tính tiết kiệm được khoảng 36,625,409 giờ công lao động/năm và khoảng 1,050,418,439,320 đồng/năm.

Cá nhân tôi cho rằng chưa bao giờ cải cách thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả như vậy. Điều quan trọng là kết quả đạt được trong giai đoạn này là thực chất, thể hiện bằng các chính sách, quy định pháp luật cụ thể chứ không chỉ dừng lại kết quả rà soát, đề xuất hay phương án thực hiện.
 

05 5 2020 3
Biểu đồ kết quả cải cách giai đoạn 2016-2020 của Bộ TN&MT

* Trong 3 lĩnh vực cải cách mà Bộ TN&MT thực hiện thì cải cách thủ tục hành chính đạt được kết quả ấn tượng nhất. Đây cũng là lĩnh vực cải cách mang lại hiệu quả cao nhất. Thực tế trong giai đoạn 2016-2020, Bộ TN&MT đã thực hiện nhiệm vụ này như thế nào, thưa ông?

Ông Phan Tuấn Hùng: Nhiệm kỳ này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, yêu cầu các bộ, ngành thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa đạt chỉ tiêu 50% thủ tục hành chính. Thực hiện chỉ đạo này, Bộ TN&MT đã rà soát, đánh giá cẩn trọng và đề xuất, thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 214/266 thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (chiếm 80,1%); trong đó đã bãi bỏ, thay thế và tích hợp 81 thủ tục và đơn giản hóa 133 thủ tục.

Chúng tôi đã đánh giá, tính toán thì kết quả cải cách này ước tính trung bình hằng năm cắt giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp khoảng 33.819.420 giờ công lao động và khoảng 1.010.284.720.000 đồng/năm.

Trong số các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ thì lĩnh vực môi trường là lĩnh vực đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính: 87/214 thủ tục đã được cắt giảm, đơn giản hóa (chiếm 41%); đặc biệt, số lượng thủ tục được bãi bỏ rất cao là 56/81 thủ tục (chiếm 70%); tiếp đến là lĩnh vực đất đai đạt tỷ lệ cắt giảm là 18% thủ tục.

* Để thúc đẩy đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cải cách điều kiện đầu tư kinh doanh đã được Bộ TN&MT chú trọng và hoàn thành vượt mục tiêu mà Chính phủ yêu cầu, thưa ông?

Ông Phan Tuấn Hùng: Đúng vậy. Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ TN&MT được Thủ tướng Chính phủ đánh giá là một trong những Bộ hoàn thành sớm nhất chỉ tiêu cắt giảm điều kiện kinh doanh trong năm 2018.

Thực hiện Luật Đầu tư năm 2014, Bộ TN&MT đã rà soát để không quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong các Thông tư của Bộ và rà soát để bãi bỏ các ngành nghề kinh doanh không cần thiết. Ngay đầu nhiệm kỳ, Bộ đã đề xuất bãi bỏ 03 ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư (Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư) và bãi bỏ các quy định điều kiện đầu tư kinh doanh tại 05 Thông tư của Bộ.

Theo yêu cầu cắt giảm 50% điều kiện đầu tư kinh doanh, sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành của Chính phủ, Bộ TN&MT đã tổ chức, rà soát, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018 sửa đổi một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Nghị định này được ban hành để sửa đổi 11 nghị định có liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Theo đó, Chính phủ đã bãi bỏ 102/163 điều kiện đầu tư kinh doanh (chiếm 62,6%), vượt chỉ tiêu của Chính phủ là 12,6% và ước tính trung bình hằng năm cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp khoảng 2.755.000 giờ công lao động và khoảng 37.095.030.000 đồng/năm

* Vậy trong cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, kết quả đạt được từ năm 2016 đến nay là gì, thưa ông?

Ông Phan Tuấn Hùng: Như tôi đã đề cập, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành cắt giảm 50% hàng hóa, sản phẩm kiểm tra chuyên ngành ngay từ đầu nhiệm kỳ. Theo đó, Bộ TN&MT đã tổ chức rà soát, đánh giá các quy định pháp luật và ban hành Thông tư số 03/2018/NĐ-CP ngày 14/8/2018 của Bộ trưởng Bộ TN&MT sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ TN&MT. Thông tư này đã sửa đổi 03 Thông tư, Thông tư liên tịch.

Kết quả là Bộ TN&MT đã bãi bỏ 38/74 sản phẩm, hàng hóa (chiếm 51,3%) ước tính trung bình hằng năm cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp khoảng 50.989 giờ công lao động và khoảng 3.038.689.320 đồng/năm. Tương tự như cắt giảm điều kiện kinh doanh, năm 2018 Bộ được Thủ tướng Chính phủ biểu dương là một trong số các bộ hoàn thành sớm nhất chỉ tiêu cắt giảm sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành.

* Bên cạnh các kết quả cải cách thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành, ông có thể chia sẻ thêm về các kết quả cải cách khác có liên quan đến người dân, doanh nghiệp?

Ông Phan Tuấn Hùng:

Ngoài những kết quả nổi bật về cải cách thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành, Bộ TN&MT còn thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng khác trong cải cách thể chế, chính sách, pháp luật liên quan đến người dân, doanh nghiệp.

Cải cách thể chế mà rất thiết thực đối với doanh nghiệp là Bộ TN&MT đã đơn giản hóa chế độ báo cáo cho doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ TN&MT đã quy định báo cáo về công tác bảo vệ môi trường để lồng ghép, tích hợp từ 02- 27 loại báo cáo môi trường khác nhau. Việc tích hợp báo cáo môi trường đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí tuân thủ trong thực hiện nghĩa vụ này.

Một kết quả khác tôi muốn được chia sẻ là việc thực hiện thí điểm liên thông giải quyết một số một số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết. Bộ TN&MT đã tiên phong thực hiện nội dung này khi chưa có các quy định của Chính phủ. Theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn thực hiện thủ tục hành chính theo quy trình liên thông đối với 11 thủ tục hành chính thuộc 3 lĩnh vực: Môi trường (3 thủ tục); Tài nguyên nước (2 thủ tục); Biển và hải đảo (6 thủ tục) và liên thông bằng 9 quy trình giải quyết thủ tục hành chính. Việc triển khai liên thông giải quyết thủ tục hành chính là để giải quyết cùng một lúc nhiều thủ tục hành chính khác nhau; tiết kiệm khoảng 30% chi phí tuân thủ và khoảng 50% thời gian thực hiện thủ tục hành chính….cho doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, Bộ TN&MT đã hoàn thiện hành lang pháp lý để triển khai và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo Thông tư số 07/2017/TT-BTNMt ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định về cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ.

* Xin cảm ơn ông.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay13,555
  • Tháng hiện tại231,029
  • Tổng lượt truy cập27,255,193
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây