Trong những năm qua, công tác hợp tác quốc tế đã luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng, đem lại nhiều đóng góp đáng kể cho việc tăng cường năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, tích cực chuyển dịch theo định hướng chủ động hội nhập quốc tế để góp phần cho công cuộc hội nhập quốc tế toàn diện của đất nước hiện nay.
Khẳng định được vai trò và vị thế của Việt Nam đối với quốc tế và khu vực
Hợp tác quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường luôn được đẩy mạnh với nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả trên các phương diện và luôn bám sát chủ trương việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, thúc đẩy vai trò, tiếng nói và sự hiện diện của Việt Nam trên các diễn đàn và trong các khuôn khổ hợp tác quốc tế về tài nguyên và môi trường. Bên cạnh đó, hợp tác chặt chẽ với các đối tác chiến lược để thu hút đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật
nhằm tăng cường năng lực quản lý nhà nước của ngành tài nguyên và môi trường ở cấp trung ương và địa phương.
Trong giai đoạn vừa qua, Vụ hợp tác quốc tế thực hiện các chủ trương của Bộ đã tiếp tục triển khai các chương trình, kế hoạch đã thỏa thuận và chủ động thúc đẩy, tăng cường hơn sự hợp tác với các đối tác song phương chiến lược, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đối tác song phương mới.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ đã có quan hệ hợp tác song phương với 77 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có thể kể đến một số đối tác chính bao gồm: Ấn Độ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Lào, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc, Phần Lan, Thuỵ Điển, Vương quốc Anh, Singapore...
Trong các hoạt động hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế và khuôn khổ hợp tác đa phương tiếp tục được duy trì, thúc đẩy toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi trường, đặc biệt trong các lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu, quản lý đất đai, biển và hải đảo và tài nguyên nước.
Các đối tác hợp tác đa phương bao gồm nhóm các khuôn khổ điều ước quốc tế và các định chế, tổ chức quốc tế. Hiện nay, Bộ có hoạt động hợp tác trong 95 khuôn khổ hợp tác đa phương. Nhóm các đối tác và khuôn khổ hợp tác đa phương chiến lược bao gồm: Ngân hàng Thế giới (WB), các tổ chức của Liên hợp quốc (UNDP, UNEP, UNIDO), các Công ước đa phương về môi trường và khí hậu mà Bộ là cơ quan đầu mối quốc gia (CONV-CBD, CONV- Basel, CONV-Stockholm, CONV-Ramsar, CONV-Vienna, CONV-UNFCCC), Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), ASEAN, ASEAN+, Uỷ hội sông Mê Công quốc tế,...
Với những nỗ lực không ngừng như vậy, lĩnh vực hợp tác quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã mang lại các kết quả đáng khích lệ như: Phát triển được nhiều mối quan hệ bền vững với những đối tác uy tín và tin cậy trên thế giới. Hỗ trợ tích cực trong công tác quản lý và phát triển ngành tài nguyên và môi trường; Tăng cường năng lực quản lý cán bộ, công chức tham gia công tác hợp tác quốc tế lĩnh vực tài nguyên và môi trường, từng bước đáp ứng nhu cầu và yêu cầu ngày càng tăng của các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế.
Luôn luôn tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác/tổ chức quốc tế lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đáp ứng với xu thế và đường lối chính sách hội nhập quốc tế sâu rộng của Đảng và Nhà nước đồng thời khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam nói chung và Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng đối với quốc tế và khu vực.
Bên cạnh đó, vẫn còn những thách thức cần được quan tâm giải quyết trong thời gian tới như vấn đề về nguồn nhân lực thực hiện công tác hợp tác quốc tế còn hạn chế so với sự gia tăng về khối lượng công việc và yêu cầu về chất lượng đối với các nhiệm vụ hợp tác quốc tế của Bộ song hành cùng tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước. Ngoài ra, với xu thế hội nhập quốc tế ngày các tăng, cùng với việc tham gia vào nhiều khuôn khổ, định chế mới ở quy mô toàn cầu và khu vực, đi kèm theo đó là những nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế liên quan đến tài nguyên và môi trường đặt ra những thách thức lớn đối Việt Nam nói chung và ngành tài nguyên và môi trường nói riêng.
Hợp tác quốc tế phải thể hiện được vai trò của Việt Nam trong quá trình hội nhập
Trong những năm qua, thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế về môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai hiệu quả các điều ước song phương, đa phương và kế hoạch hành động đã ký kết với các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức trong lĩnh vực này. Qua đó có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, vận động tài trợ cho việc triển khai các nhiệm vụ của ngành, nhất là trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Theo Bộ trưởng, ngày nay cần phải thay đổi tư duy về hợp tác quốc tế, chuyển từ quan niệm thụ động tiếp nhận viện trợ sang chủ động hội nhập, sẵn sàng cùng tham gia, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi, phải chứng minh cho thế giới thấy được những sự nỗ lực, tiến bộ, của Việt Nam trong các công tác phát triển kinh tế xã hội đất nước, thực hiện các cam kết bảo vệ
môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu... Do vậy, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như cá nhân Bộ trưởng Trần Hồng Hà mong muốn công tác hợp tác quốc tế phải thể hiện được tầm quan trọng và khẳng định được vai trò của Việt Namtrong tiến trình hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế.
Trong giai đoạn tới, hợp tác quốc tế về môi trường có những bối cảnh mới, với những thuận lợi, khó khăn, đòi hỏi phải có định hướng và giải pháp phù hợp với Việt Nam. Bộ trưởng đề nghị các đơn vị hợp tác quốc tế trong Bộ tiếp tục phát huy những mối quan hệ hợp tác của các đối tác truyền thống và tăng cường tìm kiếm, hợp tác với các đối tác mới trên phương diện quan hệ song phương để chủ động trển khai thực hiện các yêu cầu trong hội nhập thế giới của lĩnh vực tài nguyên và môi trường; Tập trung xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế của ngành; xác định các định hướng hợp tác chiến lược, tập trung vào những vấn đề vừa giải quyết nhu cầu trong nước vừa đóng góp giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu và khu vực, nhất là chú trọng những vấn đề mới mà Việt Nam có lợi thế hiện nay. Qua đó tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn và từng bước khẳng định vị thế của nước ta trên trường quốc tế trong lĩnh vực môi trường.
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn