Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan phát triển Pháp ưu tiên hợp tác về biến đổi khí hậu và năng lượng biển

Chiều ngày 3/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã tiếp ông Rémy RIOUX, Tổng Giám đốc Cơ quan phát triển Pháp (AFD). Tham dự buổi tiếp, về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có Thứ trưởng Lê Công Thành, đại diện lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Văn phòng Bộ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục Biến đổi khí hậu. Về phía AFD có ông Fabrice RICHY, Giám đốc AFD Việt Nam và các cán bộ của AFD Việt Nam; gia đình Giáo sư Trần Thanh Vân.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà trân trọng cảm ơn ông Rémy RIOUX và Cơ quan phát triển Pháp trong thời gian qua đã tích cực thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp. Bộ trưởng cũng đánh giá cao mối quan hệ bền vững và lâu dài giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và AFD, thông qua các hành động cụ thể như: Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược thực hiện Thỏa thuận Paris ký tháng 3/2018, Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC), Chương trình nghiên cứu kinh tế về biến đổi khí hậu (Chương trình GEMMES) tập trung vào đánh giá các thiệt hại của biến đổi khí hậu (BĐKH) và Chiến lược thích ứng quốc gia; hỗ trợ kỹ thuật đánh giá tình hình triển khai Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH; Dự án Hỗ trợ quản lý tổng hợp vùng cửa sông Hải Phòng và các vịnh Hạ Long và Bái Tử Long.

Vui mừng trước những thành tựu thiết thực trong hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và AFD trong thời gian qua, ông Rémy RIOUX chia sẻ, chính quyền Pháp muốn đẩy mạnh hợp tác quốc tế chống biến đổi khí hậu. Theo đó, AFD sẽ mở rộng tiềm lực tài chính, trở thành đầu mối để huy động các nguồn hỗ trợ cho hoạt động của các đối tác, cùng chung tay thực hiện Thỏa thuận Paris. Việc hỗ trợ không chỉ dừng ở cung cấp tài chính mà còn mở rộng sang công tác nghiên cứu khoa học.

Hoan nghênh kế hoạch này của AFD, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị, AFD có thể giúp Việt Nam nghiên cứu về tài nguyên, môi trường, đặc biệt là năng lượng biển và BĐKH. Theo đó, việc nghiên cứu năng lượng biển sẽ tập trung vào đánh giá tiềm năng, đề xuất các phương án khai thác trên nền tảng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại, trở thành điểm sáng của kinh tế biển Việt Nam.

Về vấn đề nghiên cứu tác động của BĐKH, theo Bộ trưởng, cần tập trung vào vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những nghiên cứu về sạt lở bờ sông, biển, sụt lún đất sẽ rất có giá trị và ý nghĩa lớn đối với trung tâm lương thực lớn nhất của Việt Nam. Bộ trưởng cũng đề xuất, AFD và Việt Nam sẽ có chương trình thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ hai nước để tạo lập trung tâm nghiên cứu về tài nguyên và môi trường, BĐKH.

Đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng, Tổng giám đốc AFD khẳng định, AFD sẽ luôn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Ở tầm vĩ mô, AFD đã đề xuất công cụ tài chính thông qua việc lập quỹ hỗ trợ các nước chống BĐKH với nguồn kinh phí khoảng 1.500.000 Euro cho nghiên cứu chống BĐKH. Ở tầm vi mô, AFD sẽ tiếp tục tài trợ cho các dự án ứng phó BĐKH mà Bộ Tài nguyên và Môi trường có định hướng ưu tiên.

AFD cũng sẵn sàng xem xét cho vay hỗ trợ ngân sách cho Chương trình SP-RCC trong tương lai, điều này phụ thuộc vào sự cần thiết và yêu cầu của Chính phủ Việt Nam và kết quả đạt được của các Khung chính sách cho giai đoạn sau, đặc biệt là Khung chính sách 2019. Bên cạnh đó, AFD cũng sẽ phối hợp với các ngân hàng để triển khai tín dụng xanh cho các dự án năng lượng tái tạo; giúp Việt Nam phát triển bền vững.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay15,798
  • Tháng hiện tại159,167
  • Tổng lượt truy cập27,183,331
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây