Kế hoạch đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, triển khai đầu tư các dự án hạ tầng có quy mô, trọng điểm, kết nối thuận lợi với các trung tâm KTXH lớn của vùng, cả nước, khu vực quốc tế thuộc tiểu vùng Mê Công, các nước láng giềng và ASEAN; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt trên 9,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng trên 110 triệu đồng/người; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 52%; Kon Tum trở thành tỉnh trung bình khá so với cả nước.
Định hướng đến năm 2045, tỉnh trở thành điểm kết nối quan trọng trong ngã tư kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây với hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại; có nền kinh tế phát triển, đáp ứng yêu cầu cao về an sinh xã hội; sử dụng hiệu quả tài nguyên và các nguồn lực tăng trưởng.
Cùng với đó, đề ra 4 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, như: Phổ biến, tuyên truyền, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng; Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh; Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh; Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội về xây dựng kết cấu hạ tầng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, các huyện ủy, thành ủy, phổ biến, quán triệt, cụ thể hóa và triển khai thực hiện Kết luận số 72-KL/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị.
Giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện và tham mưu sơ kết, tổng kết theo quy định.
Chi tiết văn bản, xem tại đây!
Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn