Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh

(TN&MT) - Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh. Đây là cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, quản lý chất lượng, tổ chức thực hiện việc lập và điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông…

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 07 năm 2020 và thay thế Thông tư số 42/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước.

Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật quy hoạch

Ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết: Theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung 37 luật có liên quan đến quy hoạch, thì quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh là quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành để cụ thể hóa quy hoạch tài nguyên nước quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật cho các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành trong đó có quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh. Do đó, việc ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BTNMT đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch.
 

8 7 2020 3
Ảnh minh họa

Theo ông Nguyễn Minh Khuyến, để làm cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, quản lý chất lượng, tổ chức thực hiện việc lập và điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông; Thông tư đã hướng dẫn nội dung thực hiện, phương pháp thực hiện, kết quả sản phẩm cho 2 công tác lớn, gồm: lập nhiệm vụ quy hoạch và lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh. Bên cạnh đó còn là cơ sở để hướng tới mục tiêu Quy hoạch là công cụ quản lý và góp phần quản lý, khắc phục tồn tại, thách thức ở tình huống cấp bách và lâu dài về tài nguyên nước trên lưu vực sông.

Việc ban hành Thông tư cũng góp phần quản lý, khắc phục tồn tại, thách thức ở tình huống cấp bách và lâu dài về tài nguyên nước đồng thời tạo công cụ quản lý, điều chỉnh được các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong kỳ quy hoạch.

Trong đó, có một số nội dung lớn đã được hướng dẫn trong Thông tư, gồm: quy hoạch chức năng, mục đích sử dụng nước của sông, đoạn sông, hồ chứa trên cơ sở phân đoạn sông, phân vùng mặn, nhạt (ngọt) nước dưới đất; quản lý khai thác của các công trình mới, công trình nâng cấp, vận hành công trình không vượt lượng nước có thể phân bổ, và đảm bảo dòng chảy tối thiểu của sông, đoạn sông, không quá giới hạn cho phép khai thác nước dưới đất; cần chỉ ra được công trình phát triển tài nguyên nước, trữ nước, nguồn nước dự phòng tại tiểu vùng quy hoạch tổng hợp tại nơi thường xuyên thiếu nước; quản lý lấn chiếm bờ, bãi sông trên cơ sở quy định về không gian lòng sông đoạn chảy qua khu đô thị để bảo đảm tiêu thoát lũ.

Nội dung lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông

Nội dung lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 22 Điều 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch và Điều 19 Luật Tài nguyên nước, cụ thể như sau:(1) Tài liệu, số liệu phục vụ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông; (2) Đánh giá số lượng, chất lượng của nguồn nước và dự báo xu thế biến động dòng chảy, mực nước của các tầng chứa nước; (3) Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; (4) Dự báo nhu cầu sử dụng nước; (5) Phân vùng chức năng của nguồn nước; (6) Xác định tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước; (7) Xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước; (8) Xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ trong trường hợp hạn hán, thiếu nước; (9) Xác định nhu cầu chuyển nước giữa các tiểu lưu vực trong lưu vực sông, nhu cầu chuyển nước với lưu vực sông khác và các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; (10) Xác định yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước và các hệ sinh thái thủy sinh; (11) Xác định các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; đánh giá diễn biến chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước; xác định các công trình, biện pháp phi công trình bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước; (12) Xác định khu vực bờ sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân sạt, lở bờ sông; đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình hiện có để phòng, chống, khắc phục sạt, lở bờ sông do nước gây ra; xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu sạt, lở bờ sông do nước gây ra; (13) Xác định khu vực bị sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới đất; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân sụt, lún đất; đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình phòng, chống và khắc phục sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra; xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra; (14) Xác định khu vực xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân xâm nhập mặn; đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình phòng, chống và khắc phục xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra; xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất; (15) Xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước, chất lượng nước và giám sát xả nước thải vào nguồn nước; (16) Xác định các giải pháp thực hiện phân bổ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; Xác định kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện; Xây dựng sản phẩm quy hoạch tổng hợp lưu vực sông; (17) Xác định kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện; (18) Xây dựng sản phẩm quy hoạch tổng hợp lưu vực sông

Về quy định chuyển tiếp, Thông tư nêu rõ, Quy hoạch tài nguyên nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của pháp luật trước ngày Luật quy hoạch năm 2017 có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 01 năm 2019) thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật quy hoạch năm 2017.

Quy hoạch tài nguyên nước đã được lập, thẩm định trước ngày Luật quy hoạch năm 2017 có hiệu lực thi hành mà chưa được quyết định hoặc phê duyệt thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật quy hoạch năm 2017.

Thông tư số 04/2020/TT-BTNMT ngày 03/6/2020 quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, gồm 4 Chương, 36 Điều với mục tiêu: (1) bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Tài nguyên nước đối với quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh; (2) là cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, quản lý chất lượng, tổ chức thực hiện việc lập và điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông; (3) góp phần quản lý, khắc phục tồn tại, thách thức ở tình huống cấp bách và lâu dài về tài nguyên nước đồng thời tạo công cụ quản lý, điều chỉnh được các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong kỳ quy hoạch.

 

BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay9,001
  • Tháng hiện tại196,886
  • Tổng lượt truy cập27,221,050
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây