Nhiều thách thức về chính sách trong quản lý tài nguyên nước

Mặc dù khung pháp về quản lý tài nguyên nước ở nước ta đã tương đối toàn diện, tuy nhiên vẫn còn một số thách thức về chính sách trong công tác này.
Theo Bộ TN&MT, hiện nay đã có 45 văn bản pháp luật được ban hành về quản lý tài nguyên nước, trong đó có 11 Nghị định của Chính phủ, 34 Thông tư của Bộ trưởng. Riêng nhiệm kỳ 2016 - 2020, đã ban hành được 04 Nghị định, 19 Thông tư và Quyết định). Song hiện vẫn chưa tách bạch về trách nhiệm giữa các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước, trách nhiệm bảo vệ phát triển tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra...
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, việc đầu tư cho lĩnh vực, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước, thủy lợi, thủy điện, bảo vệ và phát triển rừng, cung cấp nước cho công nghiệp, nước sạch cho sinh hoạt đã  từng bước quan tâm, chú trọng, đã đầu tư trên 900 công trình thủy lợi, quy mô tưới trên 200 ha/công trình, về cơ bản cấp được nước sạch cho các đô thị và 88,5% số dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Tuy nhiên, công tác đầu tư, bố trí nguồn lực còn thiếu cân đối; bố trí vốn không đủ, thiếu đồng bộ còn chưa hiệu quả nhiều công trình dở dang. Kinh phí bố trí cho điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu, chuyên đối số... còn thiếu và chưa đồng bộ.
Một số thách thức về chính sách trong công tác quản lý tài nguyên nước có thể kể đến như: Chưa ban hành được quy hoạch tài nguyên nước quốc gia; Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; chưa xây dựng được quy hoạch tổng hợp của hầu hết các lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh phải xây dựng quy hoạch.
Chưa thực hiện kiểm kê tài nguyên nước quốc gia; công tác điền tra cơ bản, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước chưa đạt mục tiêu đề ra, chưa đáp ứng yêu cầu cho công tác quản lý tài nguyên nước. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa đồng bộ.
Công tác xây dựng thể chế mặc dù cơ bản hoàn thiện, từng bước đáp ứng được yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, một số chính sách liên quan đến đảm bảo an ninh nguồn nước, đảm bảo nguồn nước ăn uống và sinh hoạt; liên quan đến bảo đảm cảnh quan và lưu thông dòng chảy của dòng sông, ao hồ còn thiếu và chưa cụ thể...
Việc tăng cường năng lực tổ chức thực thi pháp luật tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, nhất là ở cấp tỉnh; Việc khai thác, sử dụng nước nhiều vùng, địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch hợp lý… Tài nguyên nước chưa được quan tâm đúng mức trong việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển của các ngành; chậm thành lập và triển khai hoạt động các tổ chức lưu vực sông này khó khăn trong việc triển khai các hoạt động điều phối, giám sát, quản lý tổng hợp, thống nhất theo lưu vực sông.
15 12 2021 4
Mạng lưới trạm quan trắc, giám sát tài nguyên nước còn thiếu và chưa đồng bộ chưa đáp ứng yêu cầu đánh giá số lượng, chất lượng và dự báo diễn biến tài nguyên nước; Chưa điều tra, đánh giá sức chịu tải và phân vùng chất lượng nước và Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên các lưu vực sông.
Nhận thức của doanh nghiệp, người dân về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước vẫn còn hạn chế. Nhân lực, nguồn lực trong lĩnh vực tài nguyên nước ở các địa phương còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực của xã hội tham gia bảo vệ và phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
Các vấn đề mang tính liên ngành, liên tỉnh, địa phương như: quy hoạch, phát triển, khôi phục rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn sinh thủy; bảo vệ nguồn nước trong quá trình thực hiện các dự án thủy điện, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản... chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ quan quản lý tài nguyên nước với các cơ quan, bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh nhất là còn sự giao thoa, chưa làm rõ được đối tượng quản lý về nguồn nước và công trình thủy lợi giữa lĩnh vực tài nguyên nước và thủy lợi.
Công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước chưa được thường xuyên. Chưa có tổ chức thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước, lực lượng cán bộ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, chuyên môn còn hạn chế nên công tác thanh tra, kiểm tra chưa được sâu sát và hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập702
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm701
  • Hôm nay37,599
  • Tháng hiện tại145,269
  • Tổng lượt truy cập26,390,589
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây