Gìn giữ mạch nước ngầm

Với nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, việc khai thác nguồn nước dưới đất cần được tính toán để đảm bảo tính bền vững, hiệu quả.
* Thách thức suy giảm nguồn nước ngầm
Kết quả tổng hợp, đánh giá lại trữ lượng nước dưới đất thuộc dự án “Biên hội - Thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc” (năm 2018) cho thấy, trữ lượng tiềm năng của nước dưới đất khá lớn với tổng tài nguyên nước dưới đất dự báo khoảng 91,5 tỷ m3 /năm (nước nhạt khoảng 69,1 tỷ m3 /năm, nước mặn khoảng 22,4 tỷ m3 /năm), trong đó tổng trữ lượng nước nhạt có thể khai thác khoảng 22,3 tỷ m3 /năm.
Hiện chúng ta mới khai thác một lượng chưa lớn song việc khai thác không phù hợp và tác động to lớn từ nước biển dâng, biến đổi khí hậu đã dẫn đến tình trạng suy giảm nước dưới đất.
Hiện nay, lượng nước dưới đất để cấp nước cho đô thị chiếm khoảng 40% tổng lượng nước cấp. Các vùng hiện đang khai thác nước dưới đất nhiều nhất là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng Nam Bộ và Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, đây là các vùng tập trung dân cư và kinh tế phát triển nhất trên toàn quốc.
Tuy nhiên do đặc điểm phân bố của tài nguyên nước dưới đất, mực nước dưới đất biến động mạnh theo mùa (mùa mưa và mùa khô) và mức độ khai thác cụ thể ở từng địa phương rất khác nhau nên đã dẫn đến một số nguy cơ đối với nước dưới đất như: suy giảm mực nước tầng chứa nước; gia tăng ô nhiễm, nhiễm mặn các tầng chứa nước và sụt lún, biến dạng bề mặt địa hình. Các khu vực, địa phương đã xuất hiện và có nguy cơ gia tăng vấn đề về nước dưới đất như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Cà Mau và Cần Thơ và khu vực Tây Nguyên sẽ phải đối mặt với tình trạng hạ thấp mực nước; thậm chi một số địa phương có xu hướng gia tăng xậm mặn nước dưới đất như Long An, Cà Mau, Nam Định, Hải Phòng...
Không chỉ tồn tại những nguy cơ về hạ thấp mực nước, nhiễm mặn hoặc ô nhiễm nguồn nước dưới đất, một số khu vực có thể phải đối diện nguy cơ sụt, lún, hạn thấp bề mặt địa hình, trong đó, đáng kể nhất tại khu vực Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long. Đây sẽ là các thách thức mà có thể gây tác động không nhỏ đến khai thác, sử dụng, quản lý tài nguyên nước hiệu quả và bền vững trong giai đoạn quy hoạch tài nguyên nước; đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia. Thậm chí thách thức này sẽ gây sức ép ngược lại đến đời sống của người dân và sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
18 5 2022 5
Cần giám sát các hoạt động khoan, đào, xử lý nền móng công trình… có tác động đến tầng nước ngầm

* Tăng cường trách nhiệm bảo vệ nguồn nước dưới đất
Để bảo vệ nước dưới đất, Luật tài nguyên nước (Điều 35) quy định tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất; hành nghề khoan nước dưới đất; khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ và các hoạt động khoan, đào khác phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất, trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng. Đồng thời, quy định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất và ở những vùng nước dưới đất bị khai thác quá mức hoặc bị suy thoái nghiêm trọng, cơ quan quản lý tài nguyên nước khoanh định các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và có biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để bảo vệ nước dưới đất.
 Ngày 26/12/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2018/NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành các Thông tư: số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 quy định bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất; số 72/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng nhằm quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất quý giá đang có nguy cơ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.
 Trong thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chú trọng, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất thông qua việc khoanh định, thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất; rà soát xử lý, trám lấp các giếng không sử dụng và kiểm soát các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh, góp phần làm giảm đáng kể tình trạng hạ thấp mực nước dưới đất quá mức, xâm nhập mặn, ô nhiễm và sụt lún bề mặt đất ở các khu vực đô thị, khu vực đồng bằng, nhất là đô thị lớn như thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh ven biển.
 Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm trong thăm dò địa chất, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, xây dựng công trình ngầm, tháo khô mỏ hiện nay chưa được các cấp quan tâm, quản lý đúng mức, trong quá trình thi công đã xảy ra tình trạng sụt, lún đất, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất ở một số nơi mà chưa được xử lý, khắc phục kịp thời, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
* Giám sát các hoạt động tác động đến nguồn nước ngầm
Để tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất; tiếp tục rà soát, đôn đốc các chủ giếng thực hiện xử lý, trám lấp các loại giếng khoan không sử dụng trên địa bàn theo quy định của Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT.
 Trong đó, các tỉnh tập trung rà soát các giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, đánh giá nước dưới đất, dự án nghiên cứu, điều tra, tìm kiếm, thăm dò địa chất và khoáng sản, khảo sát địa chất công trình đã thực hiện xong trên địa bàn tỉnh mà không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác hoặc bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng, đồng thời yêu cầu các chủ giếng (chủ dự án) thực hiện việc xử lý, trám lấp theo quy định.
 Đồng thời, các tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát (đến cấp xã, phường, thị trấn) các hoạt động khoan, đào, nhất là đối với hoạt động khoan, đào, thí nghiệm trong thăm dò địa chất, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, xây dựng công trình ngầm, tháo khô mỏ theo quy định của Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT nhằm sớm phát hiện, xử lý, khắc phục kịp thời các sự cố sụt, lún đất, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay24,490
  • Tháng hiện tại444,670
  • Tổng lượt truy cập26,971,627
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây