Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Thông tư quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật quan trắc, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước

Sáng ngày 15/9, Thứ trưởng Lê Công Thành đã chủ trì buổi làm việc trực tuyến với Trung tâm Quy hoạch và Điều tra cơ bản tài nguyên nước quốc gia và các đơn vị liên quan về dự thảo Thông tư quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật quan trắc, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước.
Thứ trưởng Lê Công Thành chủ trì cuộc họp trực tuyến
Thứ trưởng Lê Công Thành chủ trì cuộc họp trực tuyến
Báo cáo tại cuộc họp, Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia Tống Ngọc Thanh cho biết, về quan trắc tài nguyên nước đã có Thông tư số 19/2013/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành về quy định kỹ thuật quan trắc tài nguyên nước dưới đất, tuy nhiên chưa quy định đầy đủ đối với các dạng quan trắc thủ công, bán tự động, tự động. Đối với tài nguyên nước mặt chưa có quy định kỹ thuật. Vì vậy, để triển khai công tác quan trắc tài nguyên nước mặt, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã thực hiện theo Thông tư số 26/2012/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn nhưng còn nhiều bất cập do thủy văn khác với tài nguyên nước.
Công tác dự báo, cảnh báo tài nguyên nước cũng hoàn toàn khác biệt với công tác dự báo thủy văn. Các yếu tố dự báo tài nguyên nước bao gồm lưu lượng nước, mực nước, tổng lượng nước, lượng nước có thể khai thác sử dụng, cảnh báo nguy cơ cạn kiệt thiếu nước, xu thế ô nhiễm nguồn nước, cảnh báo nguy cơ cạn kiệt tầng chứa nước…tại các vị trí thực hiện quan trắc, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước, trên phạm vi lưu vực sông, tỉnh, thành phố, nguồn nước nội tỉnh, liên tỉnh.
Đối với công tác dự báo, cảnh báo tài nguyên nước, hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định kỹ thuật. Đối với định mức kinh tế - kỹ thuật, có Thông tư số 01/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật quan trắc và dự báo tài nguyên nước nhưng chủ yếu đề cập đến quan trắc, dự báo tài nguyên nước dưới đất theo phương pháp thống kê, chưa đề cập đến các phương pháp khác và cũng chưa đầy đủ với các yếu tố và loại hình quan trắc dự báo, cảnh báo tài nguyên nước.
Báo cáo tại cuộc họp về hiện trạng công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Hà - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia cho biết, hiện nay, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đang vận hành 6 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt từ năm 2013. Ngoài ra, hiện nay có 7 trạm quan trắc nguồn nước xuyên biên giới do Cục Quản lý tài nguyên nước quản lý và 90 trạm lồng ghép Thủy văn - tài nguyên nước (Quyết định 432/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ Tướng Chính phủ do Tổng cục Khí tượng Thủy văn quản lý. Ngoài ra, còn có các trạm quan trắc được vận hành bởi mạng địa phương và mạng dùng riêng.
Với mạng quan trắc nước dưới đất hiện nay, Trung tâm QHĐTTNNQG đang vận hành từ năm 1988 đến nay, bao gồm 941 công trình quan trắc trong đó có 134 công trình quan trắc tự động, 491 công trình quan trắc bán tự động, 316 công trình quan trắc thủ công.
Trong năm 2021, Bộ TN&MT tiếp tục phê duyệt và thực hiện bổ sung xây dựng hoàn thiện mạng quan trắc quốc gia tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 9 điểm với 31 công trình quan trắc (nguồn vốn WB, giai đoạn 2), thực hiện đầu tư dự án xây dựng 66 điểm với 81 công trình quan trắc khu vực Duyên Hải Nam Trung bộ tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, tiến tới năm 2025 sẽ hoàn thiện mạng quan trắc quốc gia tài nguyên nước dưới đất trên 5 vùng quan trắc (Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ) theo hướng tự động hóa, đồng bộ, hiện đại.
Ông Nguyễn Ngọc Hà cho biết, dự thảo Thông tư Quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật quan trắc, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước được xây dựng trên nguyên tắc bảo đảm tuân thủ và phù hợp với quy định của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 và các quy định khác có liên quan; đảm bảo kế thừa và bổ sung Thông tư ban hành quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật quan trắc và dự báo tài nguyên nước; Nội dung kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật về quan trắc, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước phải bảo đảm tính rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu và minh bạch, phù hợp với tình hình thực tế ở trung ương và địa phương.
Theo đó, Thông tư “Quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật quan trắc, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước” sẽ được áp dụng thực hiện cho các công việc sau: Công tác quan trắc tài nguyên nước (Quan trắc tài nguyên nước mặt, Quan trắc tài nguyên nước dưới đất); Công tác nội nghiệp (Nội nghiệp của quan trắc viên, Nội nghiệp văn phòng, Xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo TNN). Thông tư này áp dụng với hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước quốc gia; các tổ chức, cá nhân có hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước.
Dự thảo Thông tư được kết cấu gồm ba (03) phần với bốn (04) phụ lục, cụ thể như sau: Phần I: Quy định chung; Phần II: Quy định kỹ thuật quan trắc, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước; Phần III: Định mức Kinh tế - Kỹ thuật quan trắc, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước; và 04 phụ lục quy định nội dung, sản phẩm quan trắc, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước.
Góp ý tại cuộc họp, đại diện các đơn vị tham dự cũng đánh giá sự cần thiết của việc xây dựng Thông tư “Quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật quan trắc, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước”. Đồng thời, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến bổ sung về các nội dung và tiến độ hoàn thành dự thảo Thông tư nhằm hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành cho rằng: “Việc thiếu văn bản quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật gây khó khăn cho các cấp quản lý và cán bộ kỹ thuật trong việc thực hiện công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước. Vì vậy, việc xây dựng và ban hành Thông tư kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật quan trắc, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước để tạo hành lang pháp lý cho công tác này là rất cần thiết”. Trên cơ sở các ý kiến tại cuộc họp, Thứ trưởng giao Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia - đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo Thông tư tiếp thu đầy đủ các ý kiến của các đơn vị tại cuộc họp. Đồng thời, Trung tâm tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Khí tượng thủy văn, Cục Quản lý tài nguyên nước, Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam vận dụng linh hoạt, kế thừa các quy định đã ban hành, tránh chồng chéo, đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự thảo Thông tư; kịp thời đăng tải dự thảo Thông tư lên Cổng Thông tin điện tử của Bộ và lên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ để lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân quan tâm đến Dự thảo và các ý kiến góp ý bằng văn bản của các Bộ, ngành liên quan.

 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập520
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm519
  • Hôm nay37,391
  • Tháng hiện tại145,061
  • Tổng lượt truy cập26,390,381
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây