Chủ động ứng phó tình hình hạn hán, xâm nhập mặn

Ngày 28/2, Thứ trưởng Lê Công Thành đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về hiện trạng tài nguyên nước; các giải pháp nhằm tăng cường dự báo, cảnh báo và đưa ra giải pháp trước mắt cũng như lâu dài ứng phó với tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo: Tổng Cục Khí tượng thủy văn, Cục Quản lý tài nguyên nước, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học tài nguyên nước, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.

Báo cáo hiện trạng nguồn nước, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết, trong tháng 01-02/2020, tổng lượng mưa trên cả nước đều thấp hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ từ 25-40%, trong đó khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến không mưa.

Tổng lượng dòng chảy trên các sông ở khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và khu vực Tây nguyên phổ biến thiếu hụt từ 20-60% so với TBNN,. Lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công về đồng bằng sông Cửu Long ở mức thiếu hụt từ 5-20% so với TBNN và cùng kỳ năm 2016.

Về tình hình hồ chứa, dung tích các hồ chứa thủy lợi khu vực Bắc Bộ thiếu hụt từ 10-70% và các hồ thủy điện ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên thiếu hụt từ 15-45% dung tích thiết kế. Về tình hình xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), từ ngày 8-15/2/2020, do ảnh hưởng của triều cường, xâm nhập mặn đã tăng cao và xâm nhập sâu vào các cửa sông ở ĐBSCL.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình khí tượng thủy văn, để giảm thiểu nguy cơ thiếu nước trong thời gian còn lại của mùa cạn năm 2020, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cho biết, trong thời gian qua, Cục Quản lý tài nguyên nước đã tham mưu Bộ có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các hồ chứa Cửa Đạt, Bình Điền, KaNak, Sê San 4, Đại Ninh, Đơn Dương,… vận hành xả nước hoặc vận hành cấp nước chống hạn cho nông nghiệp. Tuy nhiên, do lưu lượng về các hồ chứa này vẫn rất nhỏ nên mực nước chưa được cải thiện đáng kể so với mong muốn của các địa phương.
 

02 3 2020 1
Toàn cảnh cuộc họp

Tại cuộc họp, sau khi nghe đại diện lãnh đạo các đơn vị trao đổi, thảo luận và kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác dự báo, cảnh báo và đưa ra giải pháp trước mắt cũng như lâu dài ứng phó với tình hình hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị các đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao tăng cường phối hợp, thông tin và hướng dẫn kịp thời để các địa phương chủ động ứng phó với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn; cập nhật thông tin, dự báo và đánh giá chi tiết hiện trạng nguồn nước của các tỉnh, thành để đưa ra giải pháp phù hợp.

Thứ trưởng chỉ đạo Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam tiếp tục cập nhật số liệu thường xuyên, thông báo thông tin về tình hình nguồn nước sát với tình hình thực tế tại khu vực ĐBSCL. Tổng cục Khí tượng thủy văn tiếp tục cung cấp thông tin về diễn biến nguồn nước và xem xét cấp độ rủi ro thiên tai và phải tính đến tình hình thực tế tại các địa phương. Cục Quản lý tài nguyên nước thông qua các Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động nắm bắt thông tin, điểm nóng về tình hình nước sinh hoạt của các tỉnh vùng ĐBSCL; phối hợp với Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia và các đơn vị xem xét, đề xuất giải pháp về nguồn nước; xây dựng bản tin cảnh báo tài nguyên nước tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên hàng tháng để có thông tin khuyến cáo kịp thời cho các tỉnh, thành phố.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay39,560
  • Tháng hiện tại156,658
  • Tổng lượt truy cập26,401,978
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây