Các chủ trương quan trọng của Đảng và quy định của Hiến pháp, luật chuyên ngành về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực đất đai

Dưới đây tóm tắt các chủ trương quan trọng của Đảng và quy định của Hiến pháp, luật chuyên ngành về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực đất đai.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng đã xác định “tài nguyên là tài sản quốc gia, nguồn lực quan trọng của đất nước, phải được đánh giá đầy đủ, hạch toán trong nền kinh tế, được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội”.

Tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã xác định: Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ, công chức trong ngành quản lý đất đai; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.”

Tại Kết luận số 36-KL/TW ngày 06/9/2018 về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Đảng ta đã xác định: “Xây dựng tổ chức, bộ máy, nhân lực quản lý nhà nước về đất đai đủ mạnh, có tính đến điều kiện đặc thù ở các vùng, địa phư ng; có c chế đầu tư, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, công chức ngành quản lý đất đai, nâng cấp c sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai hiện đại. Phân định rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp đối với đất đai, phù hợp với c chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nghiên cứu hoàn thiện quy định cụ thể đối với đất đai sử dụng cho hoạt động tôn giáo”.

Tại Điều 53 và Điều 54 của Hiếp pháp năm 2013 đã khẳng định “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật....”

Tại Điều 4 của Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý...”. Tại Điều 23 Luật Đất đai năm 2013 đó là cần có một cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc “chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai”. Với 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập444
  • Hôm nay32,049
  • Tháng hiện tại139,719
  • Tổng lượt truy cập26,385,039
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây