Xây dựng chương trình đầu tư mang tầm quốc gia để huy động nguồn lực ứng phó với BĐKH

Tham gia ý kiến về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, ĐBQH cho rằng, tác động của BĐKH tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển KT-XH và đời sống của người dân. Do đó, cử tri kiến nghị trong dài hạn Quốc hội và Chính phủ cần xem xét xây dựng chương trình mang tầm quốc gia để huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho ứng phó với BĐKH. Đồng thời có chính sách hỗ trợ các địa phương phát triển rừng và năng lượng tái tạo.
Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Long An) cho biết, tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân. Do đó, cử tri kiến nghị trong dài hạn Quốc hội và Chính phủ cần xem xét 2 vấn đề .
Thứ nhất, xem xét xây dựng chương trình mang tầm quốc gia để huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho ứng phó với BĐKH, quản lý sử dụng ngân sách đầu tư hiệu quả, và bảo đảm tính liên kết với các chương trình đầu tư công khác.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2016-2020 chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh đã đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA cho 144 dự án, ngoài ra bộ, ngành, địa phương còn thực hiện một số các dự án đầu tư công có liên quan đến biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, qua giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho thấy phần lớn nguồn lực này được đầu tư cho các hoạt động thích ứng, như xây dựng hồ chứa, hệ thống thủy lợi, đê, kè, cống ngăn mặn... trong khi tỷ trọng đầu tư cho giảm phát thải khí nhà kính là rất nhỏ. Nhiều dự án triển khai còn chậm, chưa đạt tiến độ, mục tiêu đề ra. Quy mô một số dự án còn nhỏ lẻ, chưa tính đến yếu tố liên vùng. Một số dự án trồng phục hồi rừng chưa phù hợp với đăng ký ban đầu. Vì vậy, cử tri mong muốn có chương trình đầu tư mang tầm quốc gia để huy động nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
“Việc xem xét xây dựng chương trình đầu tư mang tầm quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu và hoàn thiện cơ chế, chính sách, chế độ báo cáo đầu tư công cho biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết. Đây không chỉ là cơ sở để huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu mà còn là căn cứ để cử tri giám sát hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả hơn trong thời gian tới.” – Đại biểu Nguyễn Anh Tuấn mong muốn.
Thứ hai, cử tri kiến nghị cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương phát triển rừng và năng lượng tái tạo. Lấy báo cáo của một số tỉnh có diện tích rừng lớn như Yên Bái là 63%, Bắc Cạn là 73%, Hòa Bình là 51%... đại biểu cho rằng, đây đều là những tỉnh có thu nhập ngân sách còn thấp và nằm trong vùng có nguy cơ cao, chịu tác động của biến đổi khí hậu, tuy nhiên người dân và chính quyền địa phương vẫn rất nỗ lực thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc phát triển rừng, bởi họ hiểu rằng việc trồng và bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn sinh thủy, tăng khả năng hấp thụ cacbon, góp phần đạt được mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.
2 11 2022 8
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Cùng quan điểm với đại biểu Nguyễn Anh Tuấn, đại biểu Lê Đào An Xuân (Phú Yên) cho rằng, rừng là phương tiện để gia tăng các biện pháp thích ứng, góp phần phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ thực vật, dòng chảy đất, giảm tác động của lũ lụt và xói mòn, nhưng rừng hiện đang đối mặt với nhiều thách thức xuất phát từ cạnh tranh mục đích sử dụng đất, khai thác tài nguyên quá mức, năng lực quản trị và quản lý rừng yếu, mặc dù độ che phủ rừng nhận được duy trì ổn định, suy thoái rừng, suy giảm chất lượng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục tăng.
Cử tri đánh giá cao năm 2020 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 937, trong đó quy định tỷ lệ che phủ rừng là một trong các tiêu chí để phân bổ vốn đầu tư công. Tuy nhiên, đạibiểu Tuấn cho rằng, cử tri các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên mong muốn Nhà nước có cơ chế, chính sách tốt hơn để hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cộng đồng giữ rừng, trồng rừng, sống được nhờ rừng. Ngoài ra, cần ưu tiên hơn nữa phân bổ nguồn lực để các địa phương phát triển rừng, góp phần giảm phát thải khí nhà kính.
Còn đại biểu Lê Đào An Xuân đề nghị, để rừng trở thành lá chắn biến đổi khí hậu trước mắt là thay đổi ngay các định mức về khoán trồng và bảo vệ rừng, đáp ứng nhu cầu thu nhập cơ bản của người dân, cộng đồng, điều chỉnh, bổ sung các chính sách trồng rừng gỗ lớn gắn với phát triển hệ sinh thái rừng, làm kinh tế dưới tán rừng, khai thác dịch vụ môi trường rừng và khai thác rừng bền vững, hạn chế thấp nhất việc khai thác trắng, khai thác sớm để cây đủ sức giữ đất, giữ nước, bên cạnh đó tăng giá trị gỗ.
2 11 2022 9
Toàn cảnh  phiên họp
Ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta đã chuyển sang một giai đoạn mới, đòi hỏi Việt Nam vừa phải giải quyết vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế - xã hội, trong khi phải thực hiện cam kết quốc tế về cắt giảm khí nhà kính. Từ thực trạng này, đại biểu Nguyễn Anh Tuấn , đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để hỗ trợ các địa phương phát triển rừng và năng lượng tái tạo, góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.
Đồng thời, chỉ đạo các Bộ như sau: Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường thì nghiên cứu xây dựng dự án luật về biến đổi khí hậu, hướng dẫn trao đổi dịch vụ tín chỉ carbon và sớm thành lập thị trường carbon trong nước. Về nội dung này, đại biểu Lê Đào An Xuân đề nghị, thị trường trao đổi carbon cần được thúc đẩy chính thức, vận hành sớm hơn trước năm 2025, thay vì để đến năm 2028. Hình thành Quỹ biến đổi khí hậu để chủ động nguồn tài chính cung cấp cho các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu như một số quốc gia, như Thái Lan, Trung Quốc đã thực hiện.
Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì sửa đổi thông tư liên quan để tổng hợp số liệu báo cáo đầu tư công cho ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ giám sát. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì tham mưu sửa đổi Nghị định 156 của Chính phủ năm 2018 nhằm giải quyết vướng mắc, khó khăn về dịch vụ môi trường rừng, chính sách phục hồi, trồng mới rừng. Cuối cùng là đối với Bộ Công Thương thì tham mưu ban hành chính sách ổn định về giá mua điện đối với dự án điện mặt trời, điện gió để khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2022 tác động của biến đổi khí hậu tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân. Ngoài ra, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, do tác động của biến đổi khí hậu năm 2020 Việt Nam đã thiệt hại khoảng 10 tỷ USD, tương đương với 3,2% GDP. Nếu không có các biện pháp giải quyết thì ước tính Việt Nam sẽ thiệt hại khoảng 12 đến 14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050. Báo cáo cũng nêu nhu cầu đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn này thì Việt Nam cần khoảng 368 tỷ USD
 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay10,533
  • Tháng hiện tại458,158
  • Tổng lượt truy cập26,985,115
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây