Xây dựng Chỉ thị về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Bộ TN&MT đang chủ trì, phối hợp xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ Chỉ thị về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Dự thảo Chỉ thị đang được tổ chức lấy ý kiến các Bộ ngành có liên quan và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nhiều nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng đối với các địa phương.

Chỉ thị này ra đời kỳ vọng sẽ thúc đẩy các các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn có nguy cơ cao ô nhiễm không khí xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí của địa phương; ưu tiên việc kiểm kê nguồn phát thải, quan trắc, phân tích, đánh giá nguồn ô nhiễm bụi (PM10, PM2.5), thực hiện các giải pháp kiểm soát, khắc phục; chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn quản lý.

Các Bộ, ngành, địa phương cũng cần ưu tiên bố trí nguồn lực, đầu tư, lắp đặt bổ sung, tăng cường số lượng các trạm quan trắc môi trường không khí tự động liên tục để cung cấp, cập nhật thông tin kịp thời về chất lượng môi trường không khí. Thường xuyên thực hiện quan trắc môi trường định kỳ. Sử dụng các nguồn dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí chính thống để cung cấp thông tin cho cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông hoặc thông tin dự báo khí tượng, thời tiết định kỳ.
 

20 7 2020 1
 

Đồng thời thúc đẩy việc ban hành và thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân; thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới lạc hậu, cũ nát, không đủ tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường trong thành phố. Điều tiết, phân luồng giao thông để hạn chế tình trạng ùn tắc gây ô nhiễm môi trường; Duy trì thường xuyên việc thu gom rác, bụi bẩn và phun nước rửa đường tại các tuyến đường giao thông chính của các đô thị, thành phố, đặc biệt là khi thời tiết hanh khô, lặng gió để hạn chế bụi phát tán.

Chỉ thị sẽ hướng dẫn, kiểm tra các chủ dự án, đơn vị quản lý, thi công các công trình xây dựng, giao thông, cơ sở sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng có phát sinh nguồn bụi, khí thải lớn thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh; đôn đốc, giám sát các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc khí thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

Đồng thời, các địa phương tăng cường xử lý nghiêm các điểm nóng ô nhiễm không khí do bụi và khí thải phát sinh trên địa bàn. Bên cạnh đó, xây dựng, triển khai ngay kế hoạch tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các hộ gia đình, hộ kinh doanh hạn chế, không sử dụng than, bếp than tổ ong trong sinh hoạt, tiến tới cấm sử dụng than tổ ong làm nguyên liệu đốt. Hướng dẫn các hộ dân sử dụng hiệu quả rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thay cho việc đốt; xử lý nghiêm các trường hợp đốt chất thải không đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường.

Đối với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ dài hạn về kiểm soát ô nhiễm không khí, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực triển khai và hoàn thành nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập113
  • Hôm nay13,234
  • Tháng hiện tại226,429
  • Tổng lượt truy cập27,250,593
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây