Dự thảo Đề án đã được xây dựng và lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia và công khai lấy ý kiến người dân.
Đề án đã xác định được danh mục loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao; Xác định đối tượng kiểm soát đặc biệt về môi trường; Xây dựng các tiêu chí đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường; đồng thời đề xuất các nhiệm vụ ưu tiên thực hiện Đề án.
Theo đó, 16 loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao bao gồm: Khai thác và làm giàu quặng kim loại; luyện kim; sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF); sản xuất hóa chất, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật; nhuộm (vải, sợi), giặt mài; thuộc da; lọc hóa dầu; nhiệt điện than, sản xuất cốc, khí hóa than, điện hạt nhân; xử lý tái chế chất thải; xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất; sản xuất pin, ắc quy; sản xuất clinker; chế biến mủ cao su; chế biến tinh bột sắn; chế biến mía đường; chế biến thủy sản. Các loại hình trên chia ra làm 2 đối tượng kiểm soát là cấp Trung ương và cấp tỉnh. Việc xác định đối tượng và trách nhiệm kiểm soát đặc biệt đối với các đối tượng này được dựa trên loại hình sản xuất công nghiệp ô nhiễm môi trường cao và quy mô phát sinh chất thải của từng dự án, cơ sở sản xuất thuộc các loại hình này.
Bên cạnh đó, trong phần thực hiện nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đề án xác định rõ các tiêu chí, đặc biệt, “không thu hút đầu tư các dự án thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, trung bình và trung bình tiên tiến… ”.
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn