Sau 4 năm, Dự án đã hỗ trợ Bộ Xây dựng triển khai nhiều nội dung quan trọng, như rà soát các chính sách, quy định, khung thể chế và các tiêu chuẩn về quản lý CTR đô thị; Đánh giá các công nghệ truyền thống và hiện đại trên phương diện xử lý, quản lý, đồng thời đưa ra đề xuất về các tiêu chí lựa chọn công nghệ phù hợp; Hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng các cơ sở xử lý CTR đô thị; Tăng cường năng lực kiểm tra và giám sát thực hiện quản lý CTR đô thị tại các địa phương; Thu thập dữ liệu nhằm tăng cường quản lý CTR đô thị tại cấp Trung ương, phân tích và đánh giá các vấn đề tồn tại; Nghiên cứu các mô hình đầu tư, quản lý áp dụng cho đầu tư xây dựng, quản lý các khu liên hợp xử lý...
Đến nay, Dự án đã hoàn thành 6 tài liệu hướng dẫn và được triển khai thực tế. Theo Phó Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam Naoki Kakioka, Dự án đã mở ra chương mới với những yêu cầu lớn hơn về vai trò của các bên liên quan trong quản lý CTR tại Việt Nam.
Cùng với đó, nhiều địa phương đã chủ động kêu gọi đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý CTR và đưa vào vận hành. Hà Nội là một điển hình, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ tăng tỷ lệ xử lý CTR bằng công nghệ hiện đại, đồng thời giảm tỷ lệ rác chôn lấp còn 30%; Phấn đấu đến năm 2019 sẽ có nhà máy đốt rác chuyển thành năng lượng. Hiện, Dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp để phát điện do Tổ chức Phát triển công nghệ công nghiệp và năng lượng Nhật Bản (NEDO) tài trợ, áp dụng công nghệ tiên tiến, biến chất thải công nghiệp thành nhiên liệu chạy máy phát điện đã được vận hành…
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn