Theo các chuyên gia của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và hải đảo hiện nằm rải rác ở nhiều văn bản và có sự chồng chéo, thiếu quy định gây nên nhiều khó khăn khi thực thi. Bởi thế, việc xây dựng một văn bản quy định riêng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển là cần thiết hiện nay.
Liên quan đến việc công khai kết quả quan trắc tự động, liên tục khí thải của FHS, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin về nội dung này như sau:
Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hơp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21) đã thông qua Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu với mục tiêu “giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng ở mức thấp hơn đáng kể so với 2°C và nỗ lực để giới hạn mức tăng nhiệt độ đến 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp”. Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã xây dựng và hoàn thành “Báo cáo đặc biệt về tác động khi nhiệt độ toàn cầu tăng l,5°C và các cách thức liên quan đến phát thải khí nhà kính toàn cầu” (Báo cáo 1,5oC) trong năm 2018. IPCC chọn Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới để giới thiệu Báo cáo. Ông Hoesung Lee, Chủ tịch IPCC sẽ đến Việt Nam để tham dự Hội nghị đối thoại cấp cao về biến đổi khí hậu tại Hà Nội và giới thiệu Báo cáo 1,5°C.
Ngân hàng thế giới (WB) cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Chính phủ và Nhân dân Việt Nam trong phòng chống thiên tai (PCTT) cũng như thích ứng biến đổi khí hậu. Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Ousmane Dione khẳng định như vậy tại Hội thảo tham vấn thành lập đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam, ngày 19/9.
Ngày 17/9/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Chỉ thị số 27/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Chính phủ Việt Nam xem xét và ký phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung Kigali nhằm tăng cường quản lý phát thải HFC, đẩy nhanh việc loại trừ và thay thế HFC là phù hợp với mục tiêu quốc gia về bảo tồn năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Đó là nhận định của các đại biểu tại buổi Tọa đàm được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô dôn năm 2018 ngày 14/9.
Trong khuôn khổ kỷ niệm Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn (ngày 16/9) năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường kêu gọi các cấp, các ngành, các địa phương và cộng đồng dân cư, chúng ta hãy cùng nhau thực hiện khẩu hiệu hành động của Ban Thư ký Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn đối với Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm nay: “Giữ cho hành tinh luôn mát lành, nỗ lực bảo vệ tầng ô-dôn và khí hậu của chúng ta”.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng sẽ cùng Ông Hoesung Lee Chủ tịch Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu đồng chủ trì Hội nghị đối thoại cấp cao về biến đổi khí hậu và công bố “Báo cáo đặc biệt về tác động khi nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5°C và các cách thức liên quan đến phát thải khí nhà kính toàn cầu” trong năm 2018.