Nếu coi trọng phát triển kinh tế mà xem nhẹ bảo vệ môi trường là sai lầm. Sự cương quyết đó phải thể hiện qua đường lối, chính sách, luật pháp, ứng xử và tư duy.
Ngày 9/6/2020 là tròn một năm Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào chống rác thải nhựa trên toàn quốc. Nhìn lại một năm qua, các nỗ lực về chính sách, quản lý của Bộ TN&MT đã bắt đầu phát huy hiệu quả.
Những năm qua, ngày Môi trường thế giới (5/6) đã trở thành sự kiện toàn cầu, được hàng triệu người ở hơn 100 quốc gia, tổ chức hưởng ứng tham gia. Sự kiện này giúp cho mọi người nâng cao ý thức, cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường (BVMT).
Nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường. Theo Thứ trưởng, “trước khi bước vào “thập niên phục hồi hệ sinh thái”, Việt Nam cần chủ động để khẳng định sự đóng góp trong việc thực hiện các mục tiêu chung của quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học”.
(TN&MT) - Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đưa ra quy định khuyến khích phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn thành 5 loại là chất thải rắn có khả năng tái chế; chất thải thực phẩm, chất thải hữu cơ dễ phân hủy; chất thải nguy hại; chất thải cồng kềnh và chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác.
Ngày 29/5, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 2906/BTNMT-TTTNMT, gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phồ trực thuộc Trung ương; Cơ quan Trung ương của các đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Các Hiệp hội doanh nghiệp, Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước, về việc tổ chức các hoạt động thuộc “Tháng hành động vì môi trường” hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2020.
Năm 2020, Bộ TN&MT đề nghị các Bộ, ban ngành đoàn thể trung ương, các địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 (Công văn số 2906/BTNMT-TĐKTTT ngày 29 tháng 5 năm 2020).
(TN&MT) - Sau khi có ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại cuộc họp ngày 21/4/2020 và thẩm tra của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, Ban soạn thảo Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã rất cầu thị, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội có một bước tiếp thu sửa đổi dự thảo Luật, trong đó có nội dung bỏ quy định việc giữ lại 50% số tiền xử phạt vi phạm môi trường.