Đánh giá Chiến lược và kế hoạch quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành đánh giá Chiến lược và Kế hoạch quốc gia về biến đổi khí hậu. Đây là cơ sở đề xuất giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chiến lược trong giai đoạn mới 2021 – 2030 phù hợp với định hướng chính sách trong nước và cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu.

Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 5/12/2011. Đây là văn bản định hướng dài hạn (đến năm 2050) với tầm nhìn xuyên thế kỷ cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) ở nước ta, là nền tảng cho các chiến lược khác. Tiếp đó, ngày 5/10/2012, Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012 – 2020 cũng được ban hành tại Quyết định 1474/QĐ-TTg nhằm hiện thực hóa các nhiệm vụ của Chiến lược.

Từ năm 2011 đến nay, bối cảnh thế giới và Việt Nam có nhiều thay đổi. BĐKH diễn biến ngày càng mạnh hơn tác động đến phát triển kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường. Trong bối cảnh đó, Bộ TN&MT được Cơ quan phát triển Cộng hòa Pháp (AFD) hỗ trợ thực hiện Dự án “Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu và dề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chiến lược trong giai đoạn 2021 – 2030”. Dự án do Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) làm chủ đầu tư và Trung tâm Tư vấn, Đào tạo, Dịch vụ TN&MT là đơn vị thực hiện. Dự thảo báo cáo đánh giá Chiến lược tập trung vào đánh giá mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và 10 nhóm nhiệm vụ từ khi ban hành Chiến lược đến nay.

Về mục tiêu tổng quát, Việt Nam đã và đang nỗ lực để xây dựng năng lực chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH của con người và các hệ thống tự nhiên; bắt đầu thực hiện các hành động giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới phát triển nền kinh tế các-bon thấp nhằm đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững 2030, tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất.

Về mục tiêu cụ thể, Chiến lược đã đề ra 18 mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể đến 2015 và 2020. Kết quả rà soát, đánh giá cho thấy, có 9/18 (50%) chỉ tiêu có thể đạt được, 7 chỉ tiêu dự báo không đạt được và 2 chỉ tiêu không có số liệu để đánh giá.

Nhận xét về tình hình thực hiện các mục tiêu, dự thảo báo cáo chỉ rõ: Đến năm 2020, Việt Nam cơ bản vẫn đảm bảo an ninh lương thực và an ninh năng lượng, nhưng phải đối mặt với những thách thức về an ninh nguồn nước, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh chưa trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững; nhưng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) và tăng khả năng hấp thụ KNK trong phát triển kinh tế - xã hội sẽ là bắt buộc từ năm 2021. Nhận thức về BĐKH đã được nâng cao hơn so với trước, môi trường được coi là nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội bền vững, ứng phó với BĐKH cần được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển.

Dự thảo cũng đưa ra bối cảnh thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH trong giai đoạn mới. Tăng trưởng xanh, phát triển nền kinh tế xanh tiếp tục được các nước triển khai thông qua phát triển năng lượng sạch, các-bon thấp và phát triển bao trùm. Chương trình nghị sự vì sự phát triển bền vững đến 2030 với 17 mục tiêu (SDGs) sẽ là những trọng tâm trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia. Kể từ năm 2021, Việt Nam bắt buộc thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã đề cập trong NDC. Cùng với đó, BĐKH tiếp tục diễn biến theo chiều hướng ngày càng gia tăng với các biểu hiện thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng.

Trong khi đó, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động còn thấp, nguy cơ “bẫy thu nhập trung bình” vẫn hiện hữu. Thiên tai, dịch bệnh, BĐKH, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học… tiếp tục là các thách thức đối với PTBV ở nước ta. Xu hướng BĐKH và nước biển dâng ở Việt Nam ngày càng rõ và tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực và địa phương. Chủ trương của Đảng, Nhà nước trong thời gian tới là cần phải thực hiện “phát triển nhanh và bền vững”, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân, cải cách doanh nghiệp nhà nước.

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện, kinh nghiệm quốc tế và bối cảnh quốc tế cũng như trong nước, Dự thảo đề xuất 10 nhóm giải pháp đề xuất nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến trong giai đoạn mới 2021 – 2030.

Tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành về ứng phó với BĐKH; biến ý thức của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư thành hành động cụ thể trong ứng phó với BĐKH; bảo đảm công bằng giới và các nhóm yếu thế trong xã hội trong ứng phó với BĐKH.

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH trên cơ sở sửa đổi, xây dựng cơ chế chính sách; tích hợp BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch phát triển; thống nhất các kế hoạch về ứng phó với BĐKH.

Hoàn thiện tổ chức bộ máy, tăng cường nguồn nhân lực và vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trong các lĩnh vực về ứng phó với BĐKH.

Tăng đầu tư từ ngân sách; thúc đẩy huy động tài chính từ quốc tế; huy động sự tham gia đầu tư của khối doanh nghiệp tư nhân trong các hoạt động ứng phó với BĐKH;

Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số; thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ứng phó với BĐKH.

Tiếp tục phát triển mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn, giám sát BĐKH; xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu, thông tin về ứng phó với BĐKH.

Tận dụng các cơ hội, ngăn ngừa nguy cơ của quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực ứng phó với BĐKH.

Tiếp tục đẩy mạnh sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp và của cộng đồng; tăng cường sự hợp tác chặt chẽ của các bên liên quan để nâng cao tính hội tụ và hiệu quả trong ứng phó với BĐKH.

Xây dựng và áp dụng cơ chế giám sát thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH; xây dựng hệ thống theo dõi, báo cáo và thẩm định (MRV) đối với hoạt động ứng phó với BĐKH.

Chú trọng một số ngành, lĩnh vực ưu tiên với đồng lợi ích cao; tập trung ứng phó với BĐKH tại một số địa bàn, khu vực trọng điểm.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay26,607
  • Tháng hiện tại244,182
  • Tổng lượt truy cập27,268,346
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây