Nối dài thành quả ứng phó biến đổi khí hậu

Sau 5 năm triển khai, Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nền móng để Chính phủ, các Bộ ngành và địa phương tiếp tục triển khai Chương trình Mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh (BĐKH&TTX) giai đoạn 2016 - 2020. Để hiểu rõ hơn về đóng góp của Chương trình trong hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về BĐKH và Chiến lược quốc gia về TTX, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc phỏng vấn TS. Trương Đức Trí, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT).
TS. Trương Đức Trí - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT).
TS. Trương Đức Trí - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT).

PV: Kết quả của Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011 - 2015 đã tăng cường năng lực ứng phó BĐKH của Việt Nam như thế nào, thưa ông?

Phó Cục trưởng Trương Đức Trí: Sau 5 năm thực hiện, Chương trình đã đạt được nhiều kết quả với sự tham gia của các Bộ, ngành Trung ương và 63 tỉnh, thành phố, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, của Ủy ban Quốc gia về BĐKH, sự nỗ lực chủ động của cả hệ thống chính trị, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và các đối tác phát triển.

Chương trình đã đánh giá được mức độ BĐKH, nước biển dâng; cập nhật kịch bản BĐKH, nước biển dâng chi tiết đến từng địa phương và tạo lập được hệ thống cơ sở dữ liệu gắn với mô hình số độ cao, phục vụ công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Thông qua đánh giá tác động đến từng ngành, lĩnh vực, khu vực, Chương trình đã hỗ trợ 10 Bộ, ngành cùng 63 tỉnh/thành phố xây dựng và ban hành Kế hoạch Hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011 - 2015. Các Bộ TN&MT, NN&PTNT, Công Thương, Xây dựng, GTVT và một số địa phương như: Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng đã bước đầu triển khai thực hiện kế hoạch này. Qua đó, thể hiện sự chủ động, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương trong công tác ứng phó với BĐKH.

Nhằm tăng cường bộ máy tổ chức, quản lý về BĐKH, Ủy ban Quốc gia về BĐKH ở Trung ương và cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương đã được thành lập. Chương trình cũng từng bước xây dựng và ban hành thể chế, chính sách, làm cơ sở triển khai công tác quản lý và thực thi các hoạt động về BĐKH. Tiêu biểu là Nghị quyết số 24-NQ/TW của BCH Trung ương về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (năm 2013); Chiến lược quốc gia về BĐKH (năm 2011). Luật Bảo vệ môi trường (năm 2014) đã có Chương 4 về Ứng phó với BĐKH; Luật Khí tượng thủy văn (năm 2015) có Chương 5 về Giám sát BĐKH...

Một kết quả quan trọng nữa, nhận thức và năng lực thích ứng của các cấp, của cộng đồng về BĐKH được nâng lên rõ rệt và có những bước tiến đáng kể, đặc biệt ở cấp Trung ương. Hai tỉnh Quảng Nam và Bến Tre, khu vực ĐBSCL và Duyên hải miền Trung đã lồng ghép, tích hợp vấn đề BĐKH trong giáo trình giảng dạy của các cấp học từ mầm non đến cao đẳng.

Bên cạnh đó, vị thế của Việt Nam trên diễn đàn, hội nghị khu vực và quốc tế về BĐKH ngày càng được khẳng định. Đặc biệt, các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về lộ trình giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cũng như đóng góp tài chính cho Quỹ Khí hậu xanh thể hiện trách nhiệm cao của Việt Nam đối với quốc tế. Thông qua đó, cộng đồng quốc tế, các đối tác phát triển (Chính phủ Đan Mạch, JICA, WB, AFD, UNDP, Canada, Australia, Hà Lan…) đã có nhiều hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực trong ứng phó với BĐKH cho Việt Nam, cả ở cấp trung ương và địa phương.
 

Cần ưu tiên các nhóm dự án về trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển. Ảnh: MH
Cần ưu tiên các nhóm dự án về trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển. Ảnh: MH

PV: Để tiếp nối những thành quả của giai đoạn trước, Chương trình Mục tiêu Ứng phó với BĐKH, TTX giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tập trung vào những nội dung gì, thưa ông?

Phó Cục trưởng Trương Đức Trí: Trong giai đoạn 2016 - 2020, các dự án về BĐKH có quy mô liên vùng, đa mục tiêu, có tác dụng lan tỏa nhằm bảo đảm tính mạng và tài sản, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân sẽ được triển khai trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là các khu vực dễ bị tổn thương như ĐBSCL, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó, Chương trình tiếp tục nâng cao các kiến thức, kỹ năng và vai trò trách nhiệm của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH, phát triển tăng trưởng xanh. Việc triển khai Chương trình còn góp phần khẳng định sự chủ động, nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với BĐKH toàn cầu, bảo vệ bầu khí quyển, mái nhà chung của nhân loại.

Các Bộ, ngành tiếp tục xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về BĐKH giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 của; rà soát, cập nhật quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thủy lợi, giao thông, xây dựng theo hướng thích ứng với BĐKH; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về BĐKH của Việt Nam; đánh giá khí hậu quốc gia và xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Chương trình sẽ thực hiện một số hành động chính sách bắt buộc để triển khai Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris. Bên cạnh đó, thí điểm mô hình phát triển sinh kế cộng đồng ở khu vực Đồng bằng sông Hồng thích ứng với BĐKH, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước.

Chương trình cũng xây dựng tài liệu, phổ biến kiến thức và kỹ năng nhằm nâng cao trách nhiệm cộng đồng về thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Thỏa thuận Paris, cơ hội và thách thức của Việt Nam cũng như các nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất. Xây dựng mô hình số độ cao độ chính xác cao khu vực đồng bằng và ven biển phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH, nước biển dâng. Xây dựng mạng lưới giám sát BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam.

PV: Các địa phương cần ưu tiên những nội dung gì để đảm bảo triên khai hiệu quả Chương trình Mục tiêu Ứng phó với BĐKH, TTX giai đoạn 2016 - 2020, thưa ông?

Phó Cục trưởng Trương Đức Trí: Các địa phương cần tập trung đánh giá khí hậu; xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 của từng địa phương.

Khi triển khai các dự án đầu tư về BĐKH, cần ưu tiên các nhóm dự án về trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển tạo đê mềm chắn sóng, nước dâng, tăng cường khả năng hấp thụ CO2 và tạo sinh kế bền vững. Trồng, phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn, kết hợp phát triển hạ tầng kỹ thuật nhằm tăng khả năng giữ nước, chống xói mòn, nâng cao độ che phủ, giảm thiệt hại do lũ, lũ quét, sạt lở đất, bảo vệ các công trình hạ lưu, điều hòa khí hậu, duy trì và phát triển sinh kế bền vững.

Bên cạnh đó, ưu tiên dự án xây dựng, nâng cấp các đoạn đê biển, đê sông, nâng cao khả năng thoát lũ, kiểm soát lũ kết hợp các giải pháp công trình mềm ở những khu vực có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến sản xuất, tính mạng và đời sống nhân dân; xây dựng, nâng cấp hồ chứa nước ngọt, hệ thống kiểm soát mặn phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn gia tăng.

Riêng các tỉnh khu vực Tây Nguyên, cần chú trọng các dự án xây dựng, nâng cấp các hồ chứa/hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất trong mùa khô và điều tiết lũ trong mùa mưa.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Khánh Ly (thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay24,490
  • Tháng hiện tại448,641
  • Tổng lượt truy cập26,975,598
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây