Nguyên tắc thứ nhất, toàn diện cho tất các công đoạn (từ đàm phán ký kết, tham gia - nội luật hóa các cam kết, nghĩa vụ - thực thi chính sách pháp luật trong nước) trong quá trình hội nhập quốc tế ở từng lĩnh vực liên quan đến môi trường.
Nguyên tắc thứ hai, thiết lập cơ chế điều phối, phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan quản lý, tổ chức, doanh nghiệp và người dân (ở cả trung ương và địa phương) đối với từng giải pháp ở từng lĩnh vực liên quan đến môi trường.
Nguyên tắc thứ ba, giải pháp mang tính tổng thể nhằm tăng cường năng lực hội nhập quốc tế về môi trường, cụ thể là được chia theo các nhóm từ nguồn lực; cơ chế phối hợp; truyền thông,… và được chia theo giai đoạn cho việc thực hiện.
Nguyên tắc thứ tư, việc thực hiện và triển khai các giải pháp (các hoạt động và nhiệm vụ) đề xuất trong Đề án được tiến hành đồng bộ ở phạm vi cả ở trong nước và nước ngoài, phụ thuộc vào tính chất và mục đích của các giải pháp.
Nguyên tắc thứ năm, các hoạt động, nhiệm vụ nhằm hỗ trợ và cụ thể hóa các giải pháp được đề xuất trong Đề án có lộ trình và được bố trí nguồn lực để thực hiện, đồng thời có cơ chế giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ theo giai đoạn cụ thể.
Nguyên tắc thứ sáu, phù hợp với xu thế phổ biến chung của thế giới, đảm bảo việc Việt Nam tuân thủ và thực thi nghiêm túc các nghĩa vụ đã cam kết trong các khuôn khổ quốc tế về môi trường.
Đối tượng đề xuất giải pháp sẽ tập trung cho 2 nhóm đối tượng chính: Cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương liên quan đến các hoạt động tham gia hội nhập quốc tế, xây dựng chính sách, quản lý và tổ chức việc thực thi các cam kết, nghĩa vụ quốc tế về môi trường; Khu vực tư nhân, doanh nghiệp và người dân liên quan đến các hoạt động tuân thủ và thực hiện chính sách, pháp luật và các quy định của nhà nước liên quan đến bảo vệ môi trường.
Các Nhóm giải pháp Hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế về môi trường nói riêng diễn ra theo một tiến trình lâu dài với nhiều hình thức và thông qua một số bước nhất định, gồm (i) đàm phán, ký kết và tham gia hiện tại, (ii) việc nội luật hóa các cam kết, và (iii) thực thi các chính sách pháp luật trong nước liên quan (đã được nội luật hóa).
Qua việc đánh giá về hiện trạng, phân tích những khó khăn- thách thức và tiềm năng hội nhập sâu rộng đối với của một số khuôn khổ quốc tế, để tăng cường năng lực hội nhập quốc tế đối với lĩnh vực môi trường hiện nay và trong tương lai.
Các giải pháp để giải quyết những khó khăn, thách thức đồng thời tận dụng cơ hội hội nhập sâu rộng đối với các khuôn khổ quốc tế nói chung theo 02 giai đoạn cụ thể, từ 2020 - 2025, với các giải pháp cụ thể ngắn hạn hay trước mắt và giai đoạn sau từ 2026 - 2030, với các giải pháp lâu dài, dài hơi hơn và có tính chất chiển lược, đặc thù, cụ thể gồm: Các giải pháp trước mắt và ngắn hạn cho giai đoạn 2020 - 2025; và Các giải pháp lâu dài có tính chiến lược cho giai đoạn 2026 - 2030.
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn