Theo dự thảo, sự cố môi trường được phân loại theo 04 mức độ: rủi ro thấp, rủi ro trung bình, rủi ro cao và thảm họa.
Quy chế này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động ứng phó sự cố môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường.
Ứng phó sự cố môi trường được thực hiện theo 5 nguyên tắc gồm: (i) Tích cực phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, các phương án hiệp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố môi trường. (ii) Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin sự cố môi trường kịp thời, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó. (iii) Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị và ứng phó sự cố môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường. (iv) Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó. (v) Tổ chức, cá nhân gây sự cố môi trường phải chịu trách nhiệm chi trả chi phí ứng phó sự cố môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và các chi phí khác do sự cố môi trường gây ra theo quy định của pháp luật.
Quy chế cũng nêu rõ trách nhiệm của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn, trách nhiệm của các Bộ và chính quyền địa phương các cấp trong việc ứng phó sự cố môi trường.
Đóng góp ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Quy chế tại đây.
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT- Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn