Hưởng ứng Thập kỷ phục hồi Hệ sinh thái (2021 – 2030)

Chủ đề “Phục hồi Hệ sinh thái” (Ecosystem Restoration) cũng là thời điểm đánh dấu sự khởi động của Liên Hợp quốc về Thập kỷ phục hồi Hệ sinh thái (2021 – 2030).

Thực tế, thiên nhiên hầu khắp mọi nơi trên toàn cầu đã bị biến đổi đáng kể bởi những tác động từ con người và tác động trở lại từ thiên nhiên. Theo nghiên cứu của Diễn đàn chính sách- khoa học liên chính phủ về Đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái (IPBES), 75% diện tích mặt đất đã bị biến đổi đáng kể, 66% diện tích đại dương đang chịu tác động tích lũy ngày càng tăng và hơn 85% diện tích đất ngập nước đã bị mất đi.

Trong bức tranh chung đó, Việt Nam cũng không là ngoại lệ với xu hướng suy giảm và khai thác chưa hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Theo đó, đang phải đối diện với những thách thức to lớn liên quan đến đa dạng sinh học, mất cân bằng hệ sinh thái.

Triển khai hành động vì Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái sẽ tập trung các giải pháp chính. Một là, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, trong đó tập trung chú trọng: Xây dựng ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, trong đó quy định nội dung Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên. Di sản thiên nhiên có tầm quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, giữ cân bằng sinh thái, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên. Do vậy, việc hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm và khẩn trương thực hiện trong thời gian này. Tập trung xây dựng hoàn thiện Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2040…

Hai là, phát triển mạng lưới các khu di sản thiên nhiên; đẩy mạnh các hoạt động kết nối với các địa phương, các khu di sản thiên nhiên, cảnh quan sinh thái quan trọng khác. Đầu tư nâng cao năng lực bảo vệ môi trường các khu di sản thiên nhiên. Triển khai thực hiện các hoạt động hưởng ứng, triển khai Đề án của Thủ tướng Chính phủ về việc trồng 1 tỷ cây xanh.

Ba là, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng; củng cố và mở rộng các khu vực/hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế. Tổ chức triển khai kiểm kê đất ngập nước ven biển và tổng hợp kết quả kiểm kê đất ngập nước trên toàn quốc; tăng cường năng lực quản lý đất ngập nước tại một số vùng trọng điểm, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Bốn là, tiếp tục các nỗ lực nhằm ngăn chặn sự suy giảm các loài động vật hoang dã bị đe dọa, đặc biệt các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài chim hoang dã di cư. Bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, các chủng vi sinh vật quý, hiếm. Xây dựng, củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Năm là, kiểm soát, đánh giá tác động tiêu cực của các dự án, hoạt động kinh tế tới thiên nhiên, đa dạng sinh học. Xây dựng các nội dung, yêu cầu về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong việc thực hiện các công cụ quản lý, kiểm soát tác động tới môi trường của các dự án, hoạt động phát triển kinh tế.
 

22 6 2021 2
Ảnh minh họa

Sáu là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý di sản thiên nhiên. Đồng thời, nghiên cứu tổ chức thực hiện các giải pháp để tăng cường vai trò, sự đóng góp của đa dạng sinh học tới phát triển kinh tế-xã hội. Sử dụng bền vững và thực hiện cơ chế chia sẻ hợp lý lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

Bên cạnh đó, cấp độ chính sách, cần khuyến khích nghiên cứu và áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên, tiếp cận hệ sinh thái trong quá trình xây dựng các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh để giảm nhẹ tác động từ sự phát triển kinh tế - xã hội tới các hệ sinh thái; quản lý hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên; áp dụng tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý tổng hợp đới bờ, lưu vực sông, quản lý rừng bền vững, chú trọng vai trò và quyền lợi của cộng đồng; xây dựng và thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn, sử dụng bền vững và tối ưu hoá tài nguyên thiên nhiên.

Ở cấp địa phương, địa bàn, cần: (i) Giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải, rác thải; (ii) Tổ chức triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ phục hồi hệ sinh thái như: thực hiện rộng khắp các dự án trồng cây xanh hưởng ứng Chương trình "1 tỷ cây xanh" do Chính phủ phát động; triển khai các hoạt động phục hồi hệ sinh thái rừng theo phương pháp tiếp cận cảnh quan; thu gom rác thải hai bên bờ và trên mặt nước biển, các sông, suối, ao hồ, phục hồi thảm thực vật trên các vùng đất ngập nước nước; kiểm soát hoạt động đánh bắt thuỷ hải sản theo hướng bền vững; khuyến khích triển khai các công trình bảo vệ môi trường, phục vụ lợi ích của cộng đồng, huy động sự tham gia của cộng đồng.

Đặc biệt, mỗi người dân cũng có thể trở thành một nhân tố của quá trình thay đổi như sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong sinh hoạt hằng ngày, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa; thực hiện phân loại, tái chế rác thải nhựa từ gia đình; không tiêu thụ, buôn bán, khai thác trái phép các loài động, thực vật hoang dã; tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường khi đi du lịch, du lịch sinh thái; giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học cho thế hệ trẻ.

Nguồn tin: Cổng TTĐT Bộ TNMT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập92
  • Hôm nay17,104
  • Tháng hiện tại182,283
  • Tổng lượt truy cập27,206,447
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây