Hội thảo hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

Ngày 24/7, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng và Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đồng chủ trì Hội thảo.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng phát biểu tại Hội thảo
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng phát biểu tại Hội thảo

Tham dự Hội thảo có: Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiện; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng; các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà khoa học…

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, qua xem xét thảo luận cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội (ĐBQH), từ ngày 24/6 đến 20/7/2020, cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp tiến hành rà soát, dự kiến phương án tiếp thu, giải trình, chỉnh lý toàn bộ dự thảo Luật.

Theo ông Phan Xuân Dũng, trong quá trình nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, nổi lên một số vấn đề lớn còn có cách hiểu, cách tiếp cận quy định khác nhau đã được các bên liên quan dành nhiều thời gian nghiên cứu thảo luận, quy định như thế nào để bảo đảm tính khả thi, tính thống nhất; phải đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính; “tăng hậu kiểm, giảm tiền kiểm” nhưng cũng phải bảo đảm việc kiểm soát chặt chẽ, theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, tốt hơn cho môi trường. Cụ thể, quy định về bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học (Mục 4 Chương II); đánh giá tác động môi trường, Giấy phép môi trường (Chương IV); quản lý chất thải và kiểm soát các chất ô nhiễm (Chương VI); phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và bồi thường thiệt hại về môi trường (Chương X); công cụ kinh tế và nguồn lực cho bảo vệ môi trường (Chương XI).
 

28 7 2020 3
Toàn cảnh buổi Hội thảo
Thảo luận về các vấn đề được gợi mở cho ý kiến, nhiều đại biểu đánh giá cao các quy định mang tính cải cách thủ tục hành chính tại dự thảo Luật, nhất là việc giấy phép môi trường tích hợp nhiều loại giấy phép chuyên ngành khác. Tán thành quy định liên quan đến tiến hành đánh giá tác động môi trường sơ bộ tại dự án đầu tư công, các đại biểu nêu rõ, thay vì chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng thuộc loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như quy định tại dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín, bản dự thảo Luật mới nhất đã quy định áp dụng chung cho tất cả các dự án.

Các đại biểu thống nhất cho rằng, tiến hành đánh giá tác động môi trường sơ bộ là cần thiết và thực chất là một bước sàng lọc dự án về mặt môi trường. Thông qua công cụ này tạo cơ sở để loại bỏ những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường cao hay có những yêu cầu bắt buộc đối với các chủ dự án phải áp dụng các biện pháp xử lý, chất thải, bảo vệ môi trường hiện đại, tiên tiến nhằm hạn chế tác động có hại tới môi trường.

Tuy nhiên, theo một số ý kiến, không bắt buộc đánh giá tác động môi trường sơ bộ với tất cả các dự án đầu tư công như quy định tại dự thảo Luật, trong bối cảnh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công rất chậm do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Hơn nữa, không phải dự án đầu tư công nào cũng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường cần sàng lọc trước bằng công cụ đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Cần quy định đánh giá tác động môi trường sơ bộ với các dự án đầu tư công có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường cao, có phạm vi tác động lớn.

Ghi nhận những ý kiến tại Hội thảo, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu những đóng góp của các đại biểu để hoàn thiện Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) để đáp ứng yêu cầu hội nhập, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất về BVMT, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu đặt ra của giai đoạn phát triển mới, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.

Nguồn tin: Cổng TTĐT Bộ TNMT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay13,467
  • Tháng hiện tại230,941
  • Tổng lượt truy cập27,255,105
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây