Hoàn thiện hệ thống pháp luật về biến đổi khí hậu

Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu đã được ban hành khá đầy đủ. Bộ sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan đánh giá việc triển khai các quy định đã ban hành, đồng thời xem xét đưa đề xuất xây dựng Luật Biến đổi khí hậu vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội ở thời điểm phù hợp.
Trước tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng phức tạp, cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị sớm nghiên cứu trình ban hành Luật Biến đổi khí hậu và quy định cơ chế, chính sách, huy động, phân bổ nguồn lực đảm bảo thích ứng tình hình biến đổi khí hậu.
* Luật Bảo vệ môi trường đã bao quát nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu
Trước đề xuất này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu được Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương nêu rõ quan điểm “Vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa bảo đảm lợi ích lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản. Vừa bảo đảm toàn diện, vừa phải có trọng tâm, trọng điểm; có bước đi phù hợp trong từng giai đoạn; dựa vào nội lực là chính, đồng thời phát huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ và kinh nghiệm quốc tế”.
Tại Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW đã yêu cầu: “Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu theo hướng khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, bổ sung các quy định mới nhằm tạo môi trường pháp lý đầy đủ, khả thi, thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan”.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng trình Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, trong đó Chương ứng phó với biến đổi khí hậu đã quy định đầy đủ, bao quát về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn, lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược và quy hoạch, cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu, báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn. Luật đã lần đầu tiên chế định về tổ chức và phát triển thị trường các-bon như là công cụ để thúc đẩy mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện những đóng góp do Việt Nam cam kết, thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Ngay khi Luật có hiệu lực thi hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, Quyết định số 148/QĐ-TTg ban hành Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu đã được ban hành khá đầy đủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết quy định ứng phó với biến đổi khí hậu, các quy định kỹ thuật có liên quan để tiếp tục triển khai thi hành Luật. Việc xây dựng Luật Biến đổi khí hậu sẽ được tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện các quy định nêu trên để đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội vào thời điểm phù hợp.
14 9 2022 6
Bộ TN&MT phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá việc triển khai các quy định về biến đổi khí hậu đã ban hành
* Cơ chế huy động, phân bổ nguồn lực cho biến đổi khí hậu
Cũng theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó có Chương XI quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường bao gồm các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo đó, các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc trách nhiệm của Trung ương được quy định từ khoản 4 đến khoản 9 Điều 151; trách nhiệm của địa phương được quy định từ khoản 4 đến khoản 9 Điều 152.
Riêng Điều 153 của Nghị định quy định cụ thể về nguồn lực thực hiện, bao gồm: Ngân sách nhà nước chi thường xuyên; Ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển; Nguồn vốn xã hội hóa. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, trong đó đề xuất các giải pháp để huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu trong dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu trong bối cảnh mới của đất nước.
 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay24,490
  • Tháng hiện tại446,231
  • Tổng lượt truy cập26,973,188
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây