Đối mặt với suy thoái hệ sinh thái tự nhiên

(TN&MT) - “Chúng ta đang ở trong thời kỳ đợt tuyệt chủng thứ 6 kể từ khủng long biến mất và là nạn tuyệt chủng đầu tiên do con người gây ra. Hành tinh của chúng ta đang sụp đổ”. TS. Văn Ngọc Thịnh - Giám đốc Quốc gia Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF) đưa ra cảnh báo khi đánh giá về sự tổn thương mạnh mẽ của hệ sinh thái tự nhiên trong những năm qua.

Hệ sinh thái bị suy giảm mạnh

Tại Hội thảo tham vấn quốc gia và đối thoại các vên về dự thảo Báo cáo đánh giá hệ sinh thái đang diễn ra tại Hà Nội từ ngày 6 - 1/11, nhìn nhận về bức tranh hệ sinh thái của thế giới, bà Thân Thị Hiền - cán bộ Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) đánh giá, Việt Nam cũng là một trong các quốc gia có tổn hại lớn về hệ sinh thái tự nhiên.

Nghiên cứu cụ thể về hệ sinh thái trên cạn (rừng), bà Hiền cho biết, hiện nay, diện tích đất có rừng toàn quốc là gần 14,5 triệu ha, trong đó, rừng tự nhiên hơn 10 triệu ha và rừng trồng hơn 4 triệu ha. Từ năm 2005 đến năm 2017, diện tích rừng đã tăng từ 34,6% đến 41,45% do trồng rừng và cải tạo tự nhiên. Thế nhưng, diện tích rừng tự nhiên lại giảm từ 12 triệu ha (1945) còn 2,8 triệu ha (2017) và có 80% trong số này ở mức duy trì kém. Trong giai đoạn 2012 - 2017, diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái phép chiếm 11%, 89% còn lại do chuyển mục đích sử dụng rừng tại những dự án được duyệt. Trung bình mỗi tháng, cả nước ghi nhận khoảng 806 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

Cùng với đó, hệ sinh thái đất ngập nước lại đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu ngày càng bất thường, cực đoan. Hiện, có 20 triệu người đang sống tại khu vực đất ngập nước và trong 25 năm tới, dân số chịu ảnh hưởng do lũ lụt sẽ là 38 - 46%. Khoảng 3450 sông, suối có chiều dài hơn 10km; 114 cửa sông, hàng chục hồ tự nhiên, khoảng 7.000 hồ chứa cho thủy lợi và thủy điện bị suy giảm mức đa dạng sinh học.

Đáng lưu ý, đối với hệ sinh thái biển và ven biển, rạn san hô đang giảm về diện tích và độ phủ san hô sống. Chỉ 1 - 2% tỷ lệ san hô sống tốt, số còn lại trong trạng thái kém và rất kém. 63,5% rạn đang trong tình trạng xấu (với độ che phủ dưới 25%). Nguyên nhân là do các rạn san hô chịu áp lực về biến đổi khí hậu và khai thác du lịch quá mức.
 

07 11 2019 3
Hệ sinh thái đất ngập nước lại đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu ngày càng bất thường, cực đoan Ảnh: MH

Vùng đầm lầy than bùn cũng bị thu hẹp diện tích và giảm độ dày tầng than bùn. Năm 1950, khu vực rừng Tràm vùng U Minh có đến 400.000 ha thì hiện nay, sau gần 70 năm, diện tích đất than bùn chỉ còn 2.800 ha ở U Minh Thượng và 7.500 ha ở U Minh Hạ với độ dày từ 0,4 - 1,2 m. Thảm cỏ biển cũng giảm diện tích 50% năm 2012 so với năm 1999. Riêng ở đầm Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn nhất đã giảm tới 60%.

Vẫn còn những khoảng trống trong quản lý

PGS.TS Hồ Thanh Hải - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, có sự chồng chéo về chức năng và quản lý về đa dạng sinh học giữa các cơ quan có liên quan. Cụ thể, Bộ TN&MT được Chính phủ giao là đầu mối quản lý Nhà nước về đa dạng sinh học, song Bộ NN&PTNT lại quản lý rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển, Bộ TN&MT quản lý khu bảo tồn đất ngập nước.

Hệ thống các tài liệu pháp lý về đa dạng sinh học gồm hơn 150 tài liệu pháp lý về đa dạng sinh học được xây dựng từ 3 định luật: Đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản cùng với các Quy hoạch được lập ra nhưng thực thi chưa hiệu quả. Chính vì thế, tình trạng phá rừng trái phép vẫn diễn ra ngay trong khu bảo tồn, như khai thác cây mun cổ thụ ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cây Cà Te trong Vườn Quốc gia Yok Đôn hay khai thác gỗ lượng lớn ở Vườn Quốc gia Kon Na Kinh.

Nguồn lực đầu tư cho đa dạng sinh học còn hạn chế. Ngân sách cho bảo tồn đa dạng sinh học còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng ngân sách cho nhiệm vụ môi trường. Khu bảo tồn sử dụng tới 90% nguồn kinh phí có được để duy trì hoạt động của bộ máy quản lý, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trước những bất cập này, các chuyên gia đề nghị, cần thiết phải tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đa dạng sinh học tập trung hơn, phân định rõ hơn chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước ở các cấp. Cũng cần làm rõ cơ chế điều phối giữa trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành.

Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, đặc biệt, thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để triển khai các cơ chế tài chính mới như REDD+, buôn bán tín chỉ các bon, chi trả dịch vụ môi trường/hệ sinh thái…

"TS .Văn Ngọc Thịnh bày tỏ quan ngại khi 60% số lượng quần thể các loài động vật có xương sống (bao gồm động vật có vú, chim, bò sát, các loài lưỡng cư và cá) bị suy giảm trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2014. Tình trạng này sẽ càng trầm trọng hơn nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên 2 độ C, với tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu và nước biển dâng".

BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay9,224
  • Tháng hiện tại213,464
  • Tổng lượt truy cập27,237,628
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây