Chuyển biến tích cực trong việc xử lý chất thải y tế

Xác định được tính chất nguy hại của rác thải y tế, trong những năm gần đây, ngành Y tế Kon Tum chú trọng đến vấn đề xử lý chất thải y tế, nhất là chất thải y tế nguy hại. Bằng những nỗ lực của ngành trong thời gian qua, công tác xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, đem lại hiệu quả.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, toàn tỉnh hiện có 3 bệnh viện, 10 trung tâm y tế huyện, thành phố, 3 phòng khám đa khoa khu vực, 102 trạm y tế xã, phường, thị trấn và trên 200 cơ sở y tế tư nhân. Mỗi ngày, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh phát sinh gần 1.230kg chất thải y tế rắn. Trong đó, chất thải y tế rắn nguy hại là gần 300kg, chất thải y tế thông thường gần 930 kg và nước thải y tế là khoảng 684m3.

Để hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải y tế gây ra, thời gian qua, ngành Y tế đã nỗ lực trang bị các hệ thống xử lý chất thải, nhất là chất thải rắn nguy hại - loại chất thải tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh và ô nhiễm môi trường cao nhất.

Theo đó, từ tháng 12/2018, ngành Y tế đưa vào vận hành 2 khu xử lý chất thải rắn nguy hại tập trung tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi và Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng. Hệ thống xử lý chất thải này được thực hiện bằng công nghệ vi sóng thân thiện với môi trường, đảm bảo xử lý toàn bộ chất thải nguy hại của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

Đối với nước thải, ngành Y tế đang tiếp tục đầu tư, nâng cấp và sửa chữa các hệ thống xử lý tại các cơ sở y tế theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Riêng chất thải y tế thông thường, hiện nay, các cơ sở y tế hợp đồng với các Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Kon Tum và các Trung tâm Môi trường và Dịch vụ đô thị huyện có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo từng địa phương trên địa bàn tỉnh.
 

07 11 2019 2
Hệ thống xử lý chất thải nguy hại tại Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng. Ảnh: TH

Dù đã chú trọng đầu tư xử lý chất thải, nhưng theo bác sĩ Y Đưk - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trên thực tế vẫn còn một số cơ sở y tế chưa được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định, nhất là chất thải rắn nguy hại ở một số cơ sở chưa được đưa về khu xử lý tập trung. Đó là một số phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, phường, thị trấn nằm tại các địa bàn vùng sâu vùng xa, đi lại khó khăn, không có phương tiện, thiết bị chuyên dụng để thực hiện việc vận chuyển chất thải nên các cơ sở này phải tự xử lý tại khuôn viên đơn vị. Các phương pháp xử lý chủ yếu là thủ công như đốt, chôn lấp nên chưa đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Cũng theo bác sĩ Y Đưk, quá trình xử lý chất thải ngành Y tế hiện vẫn gặp không ít các khó khăn, do ngành chưa đủ nhân lực được đào tạo về lĩnh vực môi trường đảm đương nhiệm vụ này; hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng được yêu cầu về công suất cũng như hiệu quả xử lý. Ngoài ra, trước đây một số mô hình xử lý chất thải rắn (lò đốt chất thải) dù đã được đầu tư, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường nên không phát huy được hiệu quả, đặc biệt việc xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế tuyến dưới còn nhiều bất cập...

Chính vì vậy, để ngăn ngừa những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do chất thải y tế gây ra, ngành Y tế đang đẩy mạnh việc đầu tư các hệ thống xử lý nước thải cho các cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh, đồng thời từng bước xây dựng phương án vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở để đưa đến khu vực xử lý.

Nhằm giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường, ngành Y tế đã triển khai kế hoạch giảm chất thải nhựa tại các cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó chú trọng thay thế hộp nhựa bằng hộp thủy tinh, kim loại; thực hiện mua sắm xanh và sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy, có thể tái sử dụng và thân thiện với môi trường. Các đơn vị thực hiện phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, tái chế chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy. Các bệnh viện, cơ sở y tế tích cực tuyên truyền, vận động các cán bộ, nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hạn chế sử dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa, ống hút và các vật dụng khác làm từ nhựa dùng một lần hoặc ni lông khó phân hủy...

Chất thải y tế ẩn chứa nhiều mầm bệnh, nếu không được xử lý đúng quy trình thì rất dễ gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh làm ảnh hưởng tới sức khỏe nhân dân. Với sự chủ động và quyết tâm cao của ngành Y tế, việc xử lý chất thải đang từng bước đi vào nề nếp để chất thải y tế không còn là nỗi lo của ngành Y cũng như của các cấp, các ngành nhằm góp phần bảo đảm môi trường an toàn cho xã hội.

BBT (Nguồn: baokontum.com.vn)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập40
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm39
  • Hôm nay9,200
  • Tháng hiện tại213,440
  • Tổng lượt truy cập27,237,604
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây