Ứng dụng công nghệ tin học kiểm soát khai thác khoáng sản

(TN&MT) - Năm 2021, để thực hiện hiệu quả thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam sẽ từng bước ứng dụng công nghệ tin học trong kiểm soát hoạt động khoáng sản, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử.
Trước thực trạng lực lượng trong bộ máy của cơ quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về khoáng sản còn mỏng về số lượng, không đồng đều về chất lượng, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã chú trọng kết hợp công tác thanh tra, kiểm tra trực tiếp với thanh tra, kiểm tra gián tiếp thông qua việc kiểm soát báo cáo định kỳ kết hợp với áp dụng thí điểm Sổ giám sát hoạt động thăm dò/khai thác khoáng sản để làm căn cứ xử lý các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản.
Trong năm 2020, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã triển khai 3 cuộc thanh tra chuyên đề kiểm soát sản lượng tại Ninh Bình, Hải Dương và Quảng Ninh đối với 10 doanh nghiệp/23 giấy phép khai thác đá vôi, sét làm nguyên liệu sản xuất măng và 69 cuộc kiểm tra theo kế hoạch, trong đó, có 6 cuộc kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và 50 cuộc kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của công tác quản lý. Trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện và xử lý bằng việc ban hành 58 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 4,91 tỷ đồng.
Từ năm 2016 - 2020, Tổng cục đã triển khai 20 cuộc thanh tra, 334 cuộc kiểm tra. Tổng cục đã ban hành 268 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 30,53 tỷ đồng.
Theo ông Trịnh Minh Cương - Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Bắc thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TN&MT và hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Bộ, công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành chặt chẽ, có hệ thống, qua đó, cơ bản đã kiểm soát được các hoạt động khoáng sản, chủ yếu là đối với hoạt động khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đang triển khai theo giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT.
Song song với việc thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác liên quan, Tổng cục đã chú trọng công tác kiểm tra việc khắc phục tồn tại, vi phạm đã được chỉ ra theo kết quả của những cuộc thanh tra, kiểm tra trước đó (thường được gọi là “hậu kiểm”).
Thông qua những cuộc “hậu kiểm”, các doanh nghiệp đã phần nào nâng cao ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật về khoáng sản nói riêng, góp phần lập lại trật tự trong khai thác khoáng sản thời gian qua.
Ông Bùi Vĩnh Kiên - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho rằng, qua các đợt thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra, các đoàn thanh tra, kiểm tra của Tổng cục đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản.
Đồng thời, chấn chỉnh và đưa hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân ngày càng nề nếp nhằm lập lại trật tự trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, nâng cao trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoat động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm yêu cẩu phát triển bền vững.
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra còn nhằm phát hiện những bất cập, hạn chế của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản, qua đó, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác có liên quan để từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về khoáng sản, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trong giai đoạn 2021 - 2026.
Theo ông Bùi Vĩnh Kiên, công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Tổng cục nhưng không đủ nhân lực để thực hiện hiệu quả chức năng kiểm soát hoạt động khoáng sản. Do lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra mỏng, một số vị trí công việc phải bố trí thực hiện kiêm nhiệm ở hầu hết các Cục vùng. Với lực lượng hiện có tại các Cục vùng mới chỉ đáp ứng được 50 - 60% yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, chất lượng quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra toàn diện, hoạt động thanh tra, kiểm tra không được thực hiện thường xuyên, đồng bộ vì thiếu người.
Trong năm 2021, ngoài công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch được phê duyệt, Tổng cục sẽ chú trọng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản, nhất là hành vi khai thác khoáng sản trái phép, trong đó, phải tập trung xử lý nghiêm hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông.

Ngoài ra, xây dựng cơ chế phù hợp trong việc xử lý các nội dung do báo chí phản ảnh; từng bước ứng dụng công nghệ tin học trong công tác kiểm soát hoạt động khoáng sản, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử.
BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập66
  • Hôm nay11,597
  • Tháng hiện tại468,984
  • Tổng lượt truy cập26,995,941
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây