Theo các đại biểu, trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng lên, và lượng rác thải sinh hoạt bình quân đầu người cũng tăng dần theo tỷ lệ thuận với mức thu nhập tăng lên của dân cư, việc xử lý chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng ngày càng trở nên bức thiết, cần phải có giải pháp khoa học và công nghệ phù hợp.
Tại Việt Nam, nhiều công nghệ trong nước và nước ngoài đã được ứng dụng, tuy vậy, đến nay, vẫn chưa có công nghệ xử lý rác thải nào được công nhận tính hiệu quả thật sự để đảm bảo việc bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân chính được các đại biểu đưa ra là do rác thải nói chung, đặc biệt là rác thải sinh hoạt tại Việt Nam không được phân loại đầu nguồn nên các công nghệ đã thành công tại các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia đã phát triển như Nhật Bản, các nước Châu Âu và Mỹ đều đã được đưa vào Việt Nam qua các dự án sử dụng vốn thương mại và ODA, nhưng cho đến nay đều thất bại.
Mấu chốt của vấn đề là tìm được công nghệ phù hợp với đặc điểm của rác không phân loại đầu nguồn của Việt Nam, giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải và phù hợp với khả năng chi trả của nền kinh tế, mới được coi là công nghệ tối ưu.
Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu tham dự đã được tiếp cận với thông tin về xu thế công nghệ xử lý chất thải rắn trên thế giới, trong đó có công nghệ khí hóa chất thải rắn. Đặc biệt, các đại biểu đã nắm bắt thông tin mới nhất về tình hình triển khai dự án thực nghiệm công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp khí hóa hoàn toàn do Việt Nam làm chủ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 169/TB - VPCP ngày 30/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi thăm và làm việc tại nhà máy điện rác khu công nghiệp Đồng Văn 1, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
BBT (Nguồn: Báo TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn