Đổi mới, tăng cường và hoàn thiện bộ máy, tổ chức cơ quan quản lý đất đai trong tình hình mới

Đây là chủ đề Hội thảo do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 22/6. Hội thảo nằm trong khuôn khổ các chương trình phục vụ Tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW.
(ảnh minh họa)
(ảnh minh họa)
Hội thảo có sự tham dự của Phó trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW Cao Đức Phát; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân; Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Carolyn Turk; đại diện lãnh đạo, đơn vị thuộc Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các nhà quản lý, khoa học, chuyên gia trong nước và quốc tế về đất đai.
Hội thảo nhằm trao đổi, thảo luận về những thành tựu đã đạt được; những mặt tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thi hành Nghị quyết 19-NQ/TW và tìm ra những  định hướng hoàn thiện bộ máy, tổ chức cơ quan quản lý đất đai trong tình hình mới.
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, thể chế hóa Nghị quyết số 19-NQ/TW, các quan điểm, định hướng chỉ đạo, đặc biệt liên quan đến bộ máy, tổ chức cơ quan quản lý đất đai đã được chế định cụ thể trong Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992) tại Điều 53 và Điều 54; trong Luật Đất đai 2013 được quy định tại Điều 2, Điều 4, Điều 23.
Tuy nhiên, để đổi mới, tăng cường, hoàn thiện bộ máy, tổ chức cơ quan quản lý đất đai trong tình hình mới, Viện trưởng cho rằng, cần xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ kiểm kê, hoạch toán đất đai, đăng ký quyền đất đai và tài sản trên đất theo địa chính 3D; hệ thống kinh tế, tài chính đất đai; hệ thống sử dụng đất, quy hoạch.
Bên cạnh đó, cũng cần củng cố hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai theo hướng đảm bảo cho hệ thống đăng ký quyền đất đai theo địa chính 3D trên toàn quốc; xây dựng hệ thống định giá đất, hệ thống quản lý quy hoạch, kế hoạch thống nhất từ trung ương tới địa phương; đảm bảo chia sẻ, liên thông dữ liệu thông tin đất đai với các hệ thống quản lý nhà nước khác, đặc biệt là liên thông thuế. Đồng thời, đảm bảo hệ thống thông tin đất đai hoạt động như hệ thống kho bạc nhà nước để hạch toán, kiểm toán tài nguyên đất đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả; củng cố hệ thống Trung tâm Phát triển Quỹ đất theo mô hình Công ty Phát triển đất nhà nước, khai thác quyền phát triển và tạo lập quỹ đất sạch để đấu giá; thực hiện điều chỉnh đất đai và thu hồi giá trị tăng thêm từ đất cho Nhà nước; củng cố Quỹ Phát triển đất theo hướng Ngân hàng Đất đai đảm bảo tạo lập quỹ đất dự trữ và khai thác, phát huy hiệu quả đất thuộc quản lý nhà nước.
Tại hội thảo các đại biểu cho rằng, Việt Nam đã xây dựng được một khung chính sách và pháp luật khá toàn diện về quản trị đất đai. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề về chính sách cần được sửa đổi từ ngắn hạn đến dài hạn. Ngoài ra, có những hạn chế quan trọng liên quan đến việc thực thi trên thực tiễn.
Chuyên gia Nguyễn Thế Dũng, Ngân hàng Thế giới cho rằng, xác định tầm nhìn quản trị đất đai giai đoạn 2021-2045 hướng tới dịch vụ quản lý đất đai số và tương thích hiện đại cho quản lý nhà nước tốt về đất đai, tập trung vào đảm bảo quyền đối với mọi đối tượng sử dụng đất; tính minh bạch và sự tham gia của người dân; định hướng dịch vụ (ưu tiên nhiều hơn cho khu vực thành thị, đặc biệt là các đô thị lớn). Đồng thời, hoàn thành việc công nhận quyền sử dụng đất và bảo đảm quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất và tập quán của cộng đồng dân tộc thiểu số cũng như đất cộng đồng và làm rõ các điều kiện cho việc gia hạn tự động quyền sử dụng đất và thuê đất sắp hết.
Về xây dựng khung pháp lý và thể chế để tăng cường quản lý và giám sát đất công cần xác định đất công và thành lập cơ quan quản lý và giám sát; hài hòa Luật Đất đai mới với các điều ước quốc tế về ODA, Hiến pháp và các Luật liên quan.
Chuyên gia Kate Rickersey, Ngân hàng Thế giới cho rằng, cần xác định vai trò và trách nhiệm của chính quyền trung ương và chính quyền tỉnh. Cụ thể, Chính phủ thiết lập các tiêu chuẩn và nguyên tắc quốc gia về: Thuế bất động sản; thu hồi đất và tái định cư; các tiêu chuẩn định giá; thiết lập dịch vụ thống nhất, tiêu chuẩn kỹ thuật và giám sát; cung cấp dich vụ trực tuyến; tích hợp và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia…
Chính quyền tỉnh cần vận hành các tiêu chuẩn và nguyên tắc về: Áp dụng định giá hàng loạt đối với thuế tài sản; định giá thị trường riêng lẻ; xây dựng, vận hành và cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh, đảm bảo chất lượng dữ liệu và cung cấp dịch vụ tại văn phòng và cung cấp dịch vụ trực tuyến…
Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát ghi nhận và đánh giá cao ý kiến góp ý của các đại biểu, đồng thời cho rằng, các kiến nghị sẽ được xem xét và tiếp thu một cách đồng bộ để tham mưu Ban chấp hành Trung ương để hoàn thiện chính sách đất đai nhất và hoàn thiện bộ máy, tổ chức cơ quan quản lý đất đai.
Về nội dung đổi mới tổ chức, bộ máy cần nghiên cứu để huy động nguồn lực đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, nghiên cứu điều chỉnh chức năng nhiệm vụ bộ máy, tổ chức cơ quan quản lý đất đai phù hợp với chính sách pháp luật mới, phù hợp với yêu cầu xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong lĩnh vực đất đai. Đặc biệt phải xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để quản lý cho hiệu quả; xây dựng hệ thống định giá chuyên nghiệp…

 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập447
  • Hôm nay28,892
  • Tháng hiện tại136,562
  • Tổng lượt truy cập26,381,882
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây