Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai Chính phủ điện tử

Trong bối cảnh Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai Chính phủ điện tử cần phải xác định rõ các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tới, trước mắt triển khai ngay trong năm 2020.

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã sớm xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường, phiên bản 2.0; đẩy mạnh việc tiếp tục triển khai thực hiện dự án, nhiệm vụ để đảm bảo cung cấp Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4, đưa kết quả thực hiện lên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo lộ trình cung cấp Dịch vụ công đã được Chính phủ và Bộ phê duyệt; tích hợp Cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử trên CSDL dùng chung; tiếp tục hoàn thiện Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc các chức năng phần mềm nhằm sử dụng trên nhiều thiết bị thông minh, xây dựng triển khai hạng mục mở rộng cho các Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương.

Trong bối cảnh Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai Chính phủ điện tử cần phải xác định rõ các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tới, trước mắt triển khai ngay trong năm 2020. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp chính như sau:

Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, định mức KT-KT, đơn giá, tạo điều kiện thúc đẩy về ứng dụng CNTT và triển khai vận hành Chính phủ điện tử trong ngành.

Thứ hai, tham gia tích cực xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, giải pháp, hệ thống triển khai Chính phủ điện tử trong khuôn khổ Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.

Thứ ba, chủ động đề xuất, tham mưu thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025.

Thứ tư, đề xuất các chương trình, nhiệm vụ, giải pháp Chuyển đổi số ngành tài nguyên môi trường nhằm tăng hiệu quả hoạt động, năng suất lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thứ năm, chú trọng, bảo đảm công tác an toàn thông tin; tham mưu thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật An ninh mạng.

Thứ sáu, tham mưu, đề xuất Chính sách, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong quản lý tài nguyên và môi trường.

Thứ bảy, triển khai, tham mưu tham gia của ngành tài nguyên và môi trường vào phát triển đô thị thông minh.

Thứ tám, đẩy mạnh sử dụng văn bản, giấy tờ, chứng từ điện tử, chứng thực chữ ký số trong công tác hành chính của Bộ.

Thứ chín, vận hành, hoàn thiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ kết nối với cổng Dịch vụ công quốc gia; hệ thống một cửa quốc gia, một cửa ASEAN tại Bộ nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và các tổ chức, doanh nghiệp.

Thứ mười, bảo đảm vận hành an toàn, nâng cao hiệu năng của các hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Bộ (Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc; CSDL cán bộ, công chức; các hệ thống tin học hóa công tác hành chính; Cổng thông tin điện tử; Thư điện tử...) và hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT dùng chung của Bộ.

Thứ mười một, đẩy mạnh công tác chỉ đạo điều hành giữa Bộ với các Sở TN&MT các địa phương qua các hệ thống thông tin toàn ngành (hệ thống tương tác; hệ thống báo cáo tổng hợp ngành tài nguyên và môi trường; hệ thống phản ánh kiến nghị về tài nguyên và môi trường..).

Thứ mười hai, tham mưu xây dựng, kết nối, liên thông CSDL ngành tài nguyên và môi trường đồng bộ từ trung ương đến địa phương phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và chuyên môn nghiệp vụ toàn ngành. Triển khai các dự án CSDL quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường; CSDL liên ngành vùng đồng bằng sông Cửu Long và các CSDL quốc gia khác.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng các đề án, dự án về ứng dụng CNTT ngành Tài nguyên và Môi trường, các đề tài nghiên cứu khoa học về CNTT, Chính phủ điện tử được giao. Thực hiện cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, các công tác chính quyền đoàn thể, công tác thường xuyên; bảo đảm sự thống nhất, đoàn kết trong đơn vị. Nâng cao trình độ chuyên môn, cải thiện thu nhập, giữ chân cán bộ kỹ thuật CNTT trong bối cảnh nền kinh tế thị trường để thực hiện nhiệm vụ được giao.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay11,745
  • Tháng hiện tại113,567
  • Tổng lượt truy cập27,137,731
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây