Thông tin dự báo – yếu tố then chốt ra quyết định phòng chống thiên tai

Ngày Khí tượng Thế giới năm 2022 có chủ đề là “Cảnh báo sớm để hành động sớm”. Chủ đề đã khẳng định tầm quan trọng của công tác dự báo, cảnh báo sớm khí tượng thủy văn trong việc giảm thiểu thiệt hại thiên tai.
Kể từ năm 1946 đến nay, Ngày Khí tượng Thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 23/3 nhằm ghi nhớ sự kiện Công ước thành lập Tổ chức Khí tượng Thế giới có hiệu lực vào ngày 23/3/1950, đồng thời tôn vinh những đóng góp to lớn của các Cơ quan Khí tượng Thủy văn trên thế giới trong công tác bảo vệ tính mạng và tài sản con người.Ngày Khí tượng Thế giới năm nay có chủ đề “Cảnh báo sớm để hành động sớm”, nêu bật tầm quan trọng của thông tin khí tượng thủy văn và khí hậu trong giảm thiểu rủi ro thiên tai.
* Cảnh báo sớm để giảm thiểu rủi ro, thiệt hại
GS.TS Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn cho biết, trong 50 năm trở lại đây, đã có hơn 11.000 thiên tai liên quan đến thời tiết, khí hậu và nước được báo cáo, khiến hơn 2 triệu người chết và thiệt hại kinh tế khoảng 3,64 nghìn tỷ USD. Con số này chia theo mức trung bình ngày trên toàn cầu là 115 người chết và thiệt hại về kinh tế 202 triệu USD. Theo Bản đồ Altas của Tổ chức Khí tượng Thế giới về Tỷ lệ tử vong và Tổn thất kinh tế do thời tiết cực đoan, khí hậu và nước trong giai đoạn từ 1970-2019, số lượng thiên tai đã tăng gấp 5 lần, thiệt hại kinh tế tăng gấp 7 lần. Tuy nhiên, nhờ các chiến lược cảnh báo sớm và giảm thiểu rủi ro thiên tai được cải thiện, số người chết đã giảm 3 lần.
Có thể nhận thấy, các thiên tai liên quan tới thời tiết, khí hậu và nước đang xảy ra thường xuyên và gay gắt hơn ở nhiều nơi trên thế giới do tác động của biến đổi khí hậu. Mức độ phơi nhiễm trước thiên tai cũng ngày nhiều hơn do sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa và suy thoái môi trường. Ngày nay, các dự báo không còn dừng ở thông tin ngày mai thời tiết thế nào mà dần dịch chuyển sang dự báo tác động - thông báo cho công chúng về những gì thời tiết sẽ gây ra. Điều này có vai trò rất quan trọng để bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân. Tuy nhiên, một phần ba dân số thế giới hiện nay vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ các thông tin dự báo, cảnh báo sớm.
Sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các Cơ quan Khí tượng Thủy văn quốc gia, cơ quan quản lý thiên tai và chính quyền địa phương là điều kiện tiên quyết để phòng ngừa và ứng phó tốt hơn. Đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng tính phức tạp trong những thách thức mà xã hội phải đối mặt và làm suy yếu các cơ chế, biện pháp ứng phó với thiên tai. Đại dịch cũng cho thấy, trong thế giới phẳng ngày nay, chúng ta cần áp dụng cách tiếp cận đa thiên tai, xuyên biên giới để đạt được tiến bộ hướng tới các mục tiêu toàn cầu về hành động khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và phát triển bền vững.
Chủ đề ngày khí tượng thế giới năm nay được đưa ra nhằm tôn vinh những thành quả to lớn của các Cơ quan Khí tượng Thủy văn quốc gia trong việc cải thiện hệ thống cảnh báo sớm. Ở Việt Nam, công tác khí tượng thủy văn luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và đạt nhiều kết quả. Chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của Việt Nam dần tiệm cận trình độ các nước tiên tiến, góp phần giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản.
Lấy ví dụ cụ thể để thấy giá trị của cảnh báo sớm, GS.TS Trần Hồng Thái đơn cử như đợt xâm nhập mặn kỷ lục vào mùa khô 2019-2020 được đánh giá là khốc liệt hơn năm 2016 nhưng nhờ có thông tin cảnh báo sớm, dài hạn về hạn mặn, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức các Hội nghị và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai cụ thể các phương án phòng chống và khắc phục hậu quả. Kết quả là thiệt hại của đợt xâm nhập mặn 2020 chỉ bằng 1/10 so với năm 2016.
Năm 2021, nhờ công tác dự báo sớm và tin cậy nên thiệt hại thiên tai giảm rất nhiều so với năm 2020 và là một trong những năm có thiệt hại thấp nhất. Trong đó, cơn bão số 9 (tên quốc tế là RAI) là một cơn bão rất mạnh có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Tuy nhiên, chúng ta đã dự báo từ rất sớm là cơn bão này ít có khả năng ảnh hưởng đến đất liền. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại thời điểm đó diễn biến phức tạp, việc đưa ra thông tin dự báo từ sớm, có độ tin cậy rất cao đã giảm thiểu được các nguồn lực của nhà nước trong việc ứng phó với cơn bão rất mạnh này.
*Ứng dụng công nghệ trong dự báo khí tượng thủy văn
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV, hiện nay, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu đã chuyển sang một giai đoạn mới, đòi hỏi tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam phải chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển phát thải thấp, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngành Khí tượng Thủy văn đang cố gắng xây dựng các giải pháp để tăng cường dự báo các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan, dự báo các rủi ro, tác động của thiên tai đến từng đối tượng chịu tổn thương; tìm kiếm các nguồn nhiên liệu sạch, năng lượng tái tạo như địa nhiệt, sóng, gió và năng lượng mặt trời, các nguồn vật liệu mới thay thế vật liệu truyền thống không thân thiện với môi trường và khí hậu.
Cùng với đó, Ngành đã và đang phát triển các mô hình, phương pháp mới cả trong quan trắc và dự báo, cảnh báo. Đồng thời, tích cực phối hợp với các Trường, Viện nghiên cứu để tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong công tác khí tượng thủy văn. Mục tiêu là đến năm 2030 sẽ phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của khu vực châu Á; đủ năng lực cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đầy đủ, tin cậy, kịp thời đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; hình thành và phát triển được thị trường dịch vụ, công nghệ khí tượng thủy văn phục vụ đa mục tiêu, đa lĩnh vực.
Nhân Ngày Khí tượng Thế giới 2022, GS.TS Trần Hồng Thái đề nghị, các cấp, các ngành và người dân tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Ngành Khí tượng Thủy vănvà các cơ quan báo chí truyền thông để tăng cường khả năng phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu ngày một tốt hơn. “Thống nhất, đoàn kết, chuẩn bị kỹ lưỡng, hành động đúng lúc, đúng chỗ giúp chúng ta biến rủi ro thành cơ hội để phát triển, có thể cứu sống nhiều người và bảo vệ sinh kế của cộng đồng ở khắp mọi nơi, cả hiện tại và trong tương lai!”, GS.TS Trần Hồng Thái nhấn mạnh.

 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay9,710
  • Tháng hiện tại453,566
  • Tổng lượt truy cập26,980,523
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây