Chuyên gia Quốc tế tọa đàm về “Vai trò của ngành KTTV trong phát triển bền vững”

Chiều 27/2 tại Trung tâm KTTV Quốc gia, Ủy ban Bão Quốc tế đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Vai trò của ngành KTTV trong phát triển bền vững”. Tọa đàm do Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Khóa họp thường niên lần thứ 50 Uỷ ban Bão và các hoạt động kỷ niệm 50 năm thành lập Ủy ban Bão Quốc tế.
Quang cảnh buổi tọa đàm chiều 27/2 tại Trung tâm KTTV Quốc gia. Ảnh: Việt Hùng
Quang cảnh buổi tọa đàm chiều 27/2 tại Trung tâm KTTV Quốc gia. Ảnh: Việt Hùng

Tham dự Tọa đàm có Giáo sư Petterri Talaas – Tổng Thư ký Tổ chức khí tượng Thế giới (WMO), GS.TS Trần Thục - Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, PGS.TS Trần Hồng Thái - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm KTTV Quốc gia - Phó Chủ tịch Ủy ban Bão Quốc tế… cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu về KTTV của các cơ quan dự báo, cảnh báo thiên tai, các cơ sở nghiên cứu đào tạo chuyên ngành về KTTV và BĐKH hàng đầu của Việt Nam, các nhà báo đến từ 30 cơ quan báo chí.

Theo ban Tổ chức, hiện nay chúng ta đang sống trong sự biến đổi không ngừng của tự nhiên, tạo hóa. Mọi hoạt động của con người đều chịu tác động bởi những biến động của tự nhiên và các hiện tượng thời tiết. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, thì những vấn đề của thời tiết, mưa bão, thiên tai ngày càng xuất hiện nhiều, và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của con người và tác động đến hệ sinh thái trên toàn thế giới.

 

Đặc biệt, với Việt Nam, một quốc gia mà ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, thì nhu cầu về thông tin thời tiết, về sự thay đổi mùa, càng cần thiết hơn bao giờ hết. Để hạn chế những tác động này, các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đã không ngừng đầu tư khoa học công nghệ, nghiên cứu các lĩnh vực khí tượng thủy văn, thời tiết.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu, ứng dụng và giám sát, theo dõi những biến động của thời tiết khí hậu, giới nghiên cứu khoa học khí tượng trên thế giới đã tạo ra những sản phẩm thiết yếu cho đời sống dân sinh góp phần giảm nhẹ những thiệt hại do thiên tai gây ra nhằm đảm bảo sự an toàn về tính mạng, tài sản cho toàn xã hội.

Và không thể phủ nhận, trong thời gian qua, với sự nỗ lực không mệt mỏi của các nhà khoa học, nhà quản lý về khí tượng thủy văn trên toàn thế giới, những hiện tượng thời tiết, đặc biệt là thời tiết cực đoan đã được dự báo, cảnh báo tương đối kịp thời.

Với sự thành lập hơn 70 năm, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đã có sự kết nối giới nghiên cứu khí tượng toàn cầu không biên giới đối với các nước và các vùng lãnh thổ…

 

Trao đổi tại buổi tọa đàm, ông Talaas - Tổng Thư ký Tổ chức khí tượng Thế giới: trong chiến lược phát triển của Tổ chức Khí tượng thế giới giai đoạn 2016 – 2019, các hoạt động của WMO sẽ ưu tiên giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả nguồn nước.

“Chúng tôi mong muốn sẽ kết nối các quốc gia thành viên của WMO hợp tác cùng hỗ trợ, chia sẻ dữ liệu khí hậu, thời tiết toàn cầu, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Những thông tin cảnh báo, dự báo với độ tin cậy cao sẽ trợ giúp đặc lực cho các nhà hoạch định chính sách trong quá trình ra quyết định” - Tổng Thư ký Tổ chức khí tượng Thế giới Talaas nói.

Vẫn theo ông Talaas, WMO sẽ hỗ trợ 191 quốc gia thành viên nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, đặc biệt là tăng cường các sản phẩm về cảnh báo sớm và phát triển dịch vụ khí tượng. Điều này sẽ giúp tăng cường năng lực ứng phó thiên tai của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư, giảm thiểu đến mức tối đa thiệt hại về tính mạng và tài sản.

Tổng Thư ký Tổ chức khí tượng Thế giới cho rằng, trong khoảng 50 năm tới đây, các thành viên của WMO cần chú trọng các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, ngăn chặn xu thế nóng lên toàn cầu nhằm ổn định nhiệt độ của bầu khí quyển, bên cạnh đó là nâng cao chất lượng cảnh báo sớm các hiện tượng khí hậu cực đoan…

Thông tin tại diễn đàn, PGS.TS Trần Hồng Thái- - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm KTTV Quốc gia - Phó Chủ tịch Ủy ban Bão Quốc tế cho biết: Diễn đàn nhân kỉ niệm 50 năm thành lập Ủy ban Bão Quốc tế được tổ chức tại Việt Nam năm nay đã quy tụ hàng trăm chuyên gia khí tượng thế giới, cùng nhau nhìn nhận những khó khăn, tồn tại và cập nhật thông tin, trao đổi kinh nghiệm mới. Bên cạnh đó, thống nhất nhận định xu thế khí hậu năm 2018 và chuẩn bị tốt hơn cho phòng chống thiên tai.

“Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động của Tổ chức Khí tượng Thế giới và ủy ban Bão Quốc tế. Trong các hoạt động hợp tác đa phương, Việt Nam đã tích cực tham gia các cơ chế trao đổi thông tin trong khu vực và các thành viên ủy ban bão. Nhờ đó, bổ sung và cải thiện chất lượng dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai” – PGS.TS Trần Hồng Thái nói.

Theo ông Trần Hồng Thái, theo khách quan nhìn nhận, chất lượng dự báo của nước ta đã từng bước nâng lên và dần tiệm cận với các nước phát triển. Ngành KTTV của Việt Nam đang tiếp cận các công nghệ tiên tiến trên thế giới, đã và đang xây dựng mạng lưới ra đa, cảnh báo dông sét, tăng dầy mạng lưới quan trắc và tỷ lệ các trạm tự động, các mô hình dự báo tổ hợp… là những công nghệ giúp dự báo tốt hơn.

TS Trần Hồng Thái cho rằng, đến năm 2020, chúng ta có hệ thống ra đa hoàn thiên đi vào hoạt động, chắc chắn sẽ tăng thời hạn dự báo thiên tai, đặc biệt là các hiện tượng cực đoan.

Khó khăn hiện nay, đó là mạng lưới quan trắc còn thưa, chỉ đạt mật độ 20 -30 % mật độ so với khu vực, khoảng 50% trạm tự động, còn nhiều trạm đo thủ công. Nguồn lực đầu tư cho mạng lưới quan trắc, truyền tin, dự báo còn hạn chế. Bên cạnh đó, cần tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường các bản tin dự báo, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất, chi tiết hóa các dự báo điểm… Đây là hành động cần sự chung tay của các Bộ ngành, địa phương để làm sao đưa ra các bản tin gần thực tế, dễ sử dụng hơn.
 

Còn GS.TS Trần Thục - Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu cho rằng, do ảnh hưởng của BĐKH, thời tiết của Việt Nam trở nên khắc nghiệt hơn, đặc biệt là nhiệt độ cao, tăng khô hạn và mưa lớn diện rộng gây trượt lở, lũ quét.

Bên cạnh đó, theo ông Trần Thục, BĐKH cũng làm tăng cả về số lượng, cường độ và tính chất cực đoan của các cơn bão trên toàn cầu. Thông qua các hội nghị quốc tế, các chuyên gia khí tượng nhận định, trong vòng 25 năm tới, dự báo về đường đi của bão có thể sẽ chưa được cải thiện.

Cũng theo GS.TS Trần Thục, ngành khí tượng cần chú trọng cải thiện công tác truyền thông, làm sao đưa thông tin đến người dân một cách ngắn gọn, dễ hiểu và dễ sử dụng hơn. Ngành KTTV của Việt Nam cần nâng cao vai trò của ngành trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

Về hiện tượng sạt lở ven sông, ven biển, có những biểu hiện cảu BĐKH là sự thay đổi chế độ sóng , còn ảnh hưởng do con người là rừng phi lao ven biển dần biến mất, làm tăng tốc độ gió và cát. Khia thác cát ven biển, phát triển các khu công nghiệp lấn sông, lấn biển… Đã có nhiều nghiên cứu nhưng trả lời rạch ròi là khó, cả do con người và tự nhiên…

Tọa đàm cũng nhận được hàng chục câu hỏi của phóng viên các cơ quan báo chí cũng như của các cán bộ, kỹ thuật viên đang làm công tác dự báo KTTV trên cả nước. Đại diện Tổ chức Khí tượng Thế giới, Đại diện lãnh đạo Trung tâm KTTV Quốc gia, Sở NN&PTNT Ninh Bình… đã lần lượt giải đáp những thắc mắc của các đại biểu về các vấn đề liên quan đến công tác dự báo KTTV cho phát triển bền vững.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay10,549
  • Tháng hiện tại490,037
  • Tổng lượt truy cập27,016,994
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây