Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Tổng cục Khí tượng thủy văn và các đơn vị trực thuộc Tổng cục, đại diện lãnh đạo Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm - Cứu nạn; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam; các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Dự báo, cảnh báo phục vụ phòng chống thiên tai cần sự phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái, trong năm 2018, Tổng cục đã phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai; Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn... cùng các đơn vị trong và ngoài Bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ dự báo, cảnh báo; góp phần hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra, nhận được sự đánh giá, ghi nhận của Chính phủ, các Bộ ngành.
Để công tác dự báo, cảnh báo thiên tai đạt hiệu quả cao hơn trong năm 2019 và các năm tiếp theo, Tổng cục trưởng Trần Hồng Thái đề nghị các đơn vị trực thuộc Tổng cục KTTV cần chú trọng trong việc phối hợp cung cấp đầy đủ thông tin, kịp thời đến Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ đội Biên phòng, Cục Cảnh sát biển Việt Nam, Cục Kiểm ngư... nhằm phát huy hiệu quả tốt nhất của các bản tin dự báo, cảnh báo; đảm bảo các bản tin được cập nhật thường xuyên theo diễn biến của thiên tai.
Đồng thời, mong muốn các đơn vị trực thuộc Bộ như: Viện khoa học KTTV và BĐKH, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Viện Khoa học Tài nguyên nước, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, Cục Viễn thám Quốc gia cũng như các cơ quan như: Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai; Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn… phối hợp tốt hơn nữa trong công tác dự báo, cảnh báo cũng như chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu tích hợp thành hệ thống chung để sử dụng hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai nhằm bảo vệ cuộc sống của người dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội...
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng dự báo KTTV
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Lê Thanh Hải cho biết: Năm 2018 vừa qua là năm ngành KTTV nước ta đã gặt hái được nhiều thành công trong việc từng bước hiện đại hóa ngành KTTV. Trong 01 năm tái thành lập, với chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về khí tượng thủy văn, Tổng cục KTTV tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, quản lý, khai thác vận hành hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia, phục vụ phòng chống thiên tai. Để chủ động ứng phó với xu thế thiên tai ngày càng khắc nghiệt, từ nhiều năm nay, ngành KTTV xác định công tác trọng tâm là dự báo, cảnh báo sớm sự xuất hiện của các thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới; mưa lớn, lũ, nắng nóng, rét hại, hạn hán, xâm nhập mặn...
Theo Phó Tổng cục trưởng Lê Thanh Hải, chủ trương định hướng trong năm 2019 và những năm tới đó là tập trung vào việc đổi mới công tác dự báo thời tiết theo hướng hiện đại, tiệm cận với các nước tiên tiến trong khu vực; quán triệt thực hiện các quy định về phân cấp trách nhiệm ban hành bản tin dự báo, cảnh báo KTTV nguy hiểm cũng như dự báo, cảnh báo KTTV trong điều kiện bình thường…
Trong năm 2018, Tổng cục KTTV đã nhận định sớm tình hình bão, lũ trên cả nước và khu vực ảnh hưởng ngay từ những bản tin nhận định mùa từ đầu năm. Đặc biệt đã nhận định được lũ sớm ở ĐBSCL, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của cũng như việc điều chỉnh mùa vụ ở khu vực này. Thường xuyên theo dõi, dự báo và cảnh báo sớm các hiện tượng KTTV nguy hiểm; xây dựng các Quy chế, Quy trình, Quy định về công tác quản lý dự báo KTTV,…từng bước nâng cao chất lượng dự báo phục vụ; Phối hợp chặt chẽ với các Đài KTTV khu vực trong việc trao đổi nghiệp vụ nhằm đảm bảo tốt thông tin, liên lạc và nắm bắt diễn biến thời tiết thực tế, nâng cao chất lượng dự báo phục vụ.
Nổi bật nhất trong công tác dự báo, cảnh báo bão, ATNĐ năm 2018 chính là việc nâng thời hạn dự báo bão, ATNĐ. Trong năm 2018, các bản tin dự báo bão đã được phát đến 3 ngày và cảnh báo đến 5 ngày, trong khi đó với các bản tin ATNĐ thì hạn dự bão cũng đã nâng lên đến 2 ngày và cảnh báo đến 3 ngày. Nội dung các bản tin bão, ATNĐ ngày càng đa dạng và phong phú cho phù hợp với yêu cầu của công tác phòng chống thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại và yêu cầu chung của người sử dụng.
Công tác truyền tin và tuyên truyền được cải thiện, các thông tin được mở rộng tới ảnh hưởng và tác động của các thiên tai đối với đời sống kinh tế-xã hội, tính mạng và tài sản của người dân, từng bước hướng dự báo dựa trên tác động và cảnh báo dựa trên rủi ro. Các bản tin lũ khẩn cấp kịp thời và dự báo tương đối chính xác diễn biến lũ trên các sông.
Đồng thời, Tổng cục đã theo dõi chặt chẽ, cung cấp đầy đủ số liệu và các bản tin dự báo, cảnh báo diễn biến thời tiết thủy văn, chuyển kịp thời đến Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt nam và các đơn vị theo quy định để phục vụ công tác chỉ đạo vận hành liên hồ chứa. Ngoài ra, thực hiện các bản tin dự báo, cảnh báo chuyên đề phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động ngoài trời của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức khác cũng như các kỳ nghỉ lễ dài ngày trong năm.
Nhìn chung, các hiện tượng thiên tai đã được theo dõi chặt chẽ, các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai kèm cấp độ rủi ro thiên tai đã được ban hành theo đúng quy định. Các bản tin thiên tai được truyền đi dưới nhiều hình thức (email, fax, tin nhắn sms, họp báo và mạng xã hội,...). Trong tình huống thiên tai khẩn cấp, tần suất bản tin được phát nhiều hơn (01 bản tin/giờ) góp phần vào việc phòng chống thiên tai trên biển và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
Năm 2019 tập trung vào cảnh báo, dự báo sớm và chi tiết các hiện tượng thiên tai
Trong năm 2019, nhận định trước xu thế thiên tai sẽ có diễn biến phức tạp, Tổng cục KTTV sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương trong dự báo, cảnh báo phục vụ phòng chống, thiên tai. Trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm:
Một là, triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 03/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020.
Hai là, triển khai thực hiện Kế hoạch duy tu, bảo dưỡng công trình KTTV; xây dựng và hoàn thiện phương án quan trắc khi xảy ra bão, mưa, lũ lớn cho các trạm KTTV, trong đó chú trọng việc truyền tin, diễn tập, thực hành các phương án quan trắc để ứng phó hiệu quả các tình huống nguy cấp.
Ba là, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư cần thiết cho công tác PCTT; cử cán bộ thường trực khi có bão, mưa lớn, lũ xảy ra và làm tốt công tác phối hợp với địa phương khi có yêu cầu.
Bốn là, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghiêm các Quy định của Luật KTTV, Luật PCTT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Năm là, theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo sớm, sát diễn biến thời tiết hàng ngày và diễn biến các hiện tượng KTTV nguy hiểm, đặc biệt là bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, mưa lớn; cung cấp kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo cho các cơ quan, ban, ngành ở Trung ương, địa phương phục vụ công tác chỉ đạo, phòng tránh.
Sáu là, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, trọng tâm là việc cảnh báo, dự báo sớm và chi tiết; tiếp tục nghiên cứu cải tiến nội dung và hình thức các bản tin dự báo KTTV nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, cộng đồng, tiếp tục phát triển hệ thống dự báo hướng tới dự báo dựa trên tác động, cảnh báo dựa trên rủi ro.
Bảy là, tăng cường hợp tác song phương và đa phương để trao đổi thông tin dữ liệu KTTV, nhất là các số liệu KTTV xuyên biên giới; trao đổi, chia sẻ thông tin và công tác phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để khai thác hạ tầng sẵn có, phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai.
Tám là, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, đào tạo nhằm đưa thông tin tới người dân, nâng cao năng lực cộng đồng để nắm bắt tình hình, diễn biến thiên tai và chủ động ứng phó trong các tình huống thiên tai, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại do thiên tai gây ra.
Nhận định xu thế thiên tai mùa mưa, bão, lũ năm 2019 Hiện tượng ENSO được dự báo sẽ duy trì trạng thái El Nino yếu từ nay cho tới khoảng tháng 7, tháng 8 năm 2019 với xác suất 60-70%; đến cuối năm 2019, ENSO có khả năng trở về trạng thái trung tính. Như vậy, có thể nhận định El Nino năm 2018-2019 có cường độ yếu và không kéo dài. Mùa bão năm 2019 trên khu vực Biển Đông có xu hướng hoạt động muộn hơn so với TBNN. Dự báo số lượng bão và ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong năm 2019 có khả năng ít hơn so với TBNN, cụ thể có khả năng xuất hiện khoảng 10-12 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông và trong đó có khoảng 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ trong những tháng nửa cuối năm 2019. Nhiệt độ trung bình từ tháng 4-8/2019 trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn TBNN cùng thời kỳ khoảng 0,5-1,0C. Nắng nóng có khả năng xuất hiện sớm hơn trung bình tại các khu vực phía Tây Bắc Bộ và khu vực Trung Bộ. Khu vực miền Đông Nam Bộ còn xuất hiện nhiều ngày nắng nóng trong nửa cuối tháng 3 và tháng 4/2019. Các đợt nắng nóng có khả năng tập trung từ tháng 4-5 ở phía Tây Bắc Bộ, từ tháng 5-6 ở phía Đông Bắc Bộ, từ tháng 5-8 tại khu vực Bắc và Trung Trung Bộ. Khu vực Bắc Bộ: Mùa mưa lũ năm 2019, đỉnh lũ trên các sông suối khu vực Bắc Bộ phổ biến ở mức BĐ2-BĐ3, một số sông suối nhỏ trên BĐ3. Lũ quét và sạt lở đất có khả năng xuất hiện sớm ngay từ các tháng đầu mùa mưa lũ, nhiều đợt lũ quét và sạt lở đất tập trung tại vùng núi phía Tây Bắc. Nguồn nước khu vực Tây Bắc và Việt Bắc ở mức xấp xỉ TBNN; khu vực Đông Bắc phổ biến thiếu hụt từ 20-30%; khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, hạ lưu sông Hồng thiếu hụt từ 10-30%. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ: Từ tháng 3-5/2019, lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức xấp xỉ và thấp hơn TBNN; riêng các sông từ Quảng Nam đến Bình Định và Bình Thuận phổ biến ở mức xấp xỉ và cao hơn TBNN. Nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước tại các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên, đặc biệt tình hình hạn hán thiếu nước xảy ra cục bộ ở những vùng nằm ngoài khu vực cấp nước của các công trình thủy lợi. Từ tháng 6-8/2019, dòng chảy trên các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh và khu vực Tây Nguyên có xu thế tăng dần; các sông khác ở Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ tiếp tục giảm. Mùa khô năm 2019 ở các tỉnh ven biển Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ khả năng kéo dài tới tháng 8/2019, nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng cửa sông tại các tỉnh thuộc khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Xâm nhập mặn vùng đồng bằng Nam Bộ ít gay gắt hơn so với năm 2016 nhưng vẫn ở mức cao hơn TBNN và cao hơn năm 2018. Trong mùa lũ năm 2019, đỉnh lũ trên các sông ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ở mức xấp xỉ TBNN. Trong năm 2019, tại khu vực ven biển Nam Bộ triều cường cao sẽ xuất hiện vào những ngày thuộc tuần đầu của tháng 10, 11 và 12. Trong khi đó, tại ven biển Nam Trung Bộ nguy cơ triều cường cao tập trung vào tháng giữa 10, 11 và 12, nhất là khi trùng với hoạt động của KKL lấn sâu xuống Trung Bộ. Sạt lở bờ biển tại ven biển Trung Bộ vẫn diễn ra nghiêm trọng do sóng lớn trong gió mùa Đông Bắc kết hợp với triều cường. Nguồn: Tổng cục Khí tượng thủy văn |
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn