Xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đồng bộ và thống nhất

Hạ tầng thông tin dữ liệu địa lý quốc gia được xếp vào danh mục những tài nguyên số quan trọng của quốc gia, các thành phần xã hội cũng như của nền kinh tế. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, các cấp, các ngành và địa phương đang tiến hành xây dựng các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, đều liên quan đến cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý hay bản đồ nền địa hình.
* Dữ liệu không gian địa lý có tầm quan trọng đặc biệt
Dữ liệu không gian địa lý đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các nền kinh tế quốc dân; đặc biệt là trong giai đoạn phát triển công nghiệp 4.0, phát triển các chương trình số hóa như hiện nay. Trong hệ thống thông tin, thông tin không gian địa lý cũng giữ một vai trò rất quan trọng để phát triển thành phố thông minh, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường…
Hiện nay, đô thị thông minh và thành phố thông minh là xu hướng chung trên thế giới. Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
Muốn phát triển đô thị thông minh bắt buộc phải có các thông tin không gian địa lý. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, 80% dữ liệu không gian địa lý giữ vai trò nền tảng trong quy hoạch và quản lý đô thị thông minh, không chỉ cho người quản lý mà đặc biệt cho người dân trong thành phố biết sử dụng các dữ liệu phục vụ cho thành phố thông minh của mình.
Không những thế, thông tin không gian địa lý cũng đặc biệt quan trọng đối với bảo vệ môi trường. Hiện Việt Nam đã có những chương trình lớn về bảo vệ môi trường. Trong đó có những vấn đề trong lĩnh vực ứng dụng dữ liệu không gian địa lý để phòng chống thiên tai, phòng chống các tai biến tự nhiên; xây dựng các cơ sở dữ liệu để quản lý về ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường; xây dựng các hệ thống dữ liệu không gian địa lý phục vụ cho việc dự báo, cảnh báo những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, nước biển dâng, phòng cháy rừng… Tất cả những điều đó đều cần công nghệ không gian địa lý và dữ liệu không gian địa lý.
Ở nước ta, Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước đã sớm nhận thấy tầm quan trọng và những lợi ích to lớn từ dữ liệu không gian địa lý mang lại. Vì vậy, nhiều năm qua, các Bộ, ngành nói chung và ngành TN&MT nói riêng đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống dữ liệu không gian địa lý phục vụ nhu cầu quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Theo đó, giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, Chính phủ đã quan tâm đầu tư cho ngành Đo đạc và Bản đồ, trong đó có 2 Dự án Chính phủ “Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1:10.000 gắn với mô hình số độ cao phủ trùm cả nước” và “Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 các khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm”. Sản phẩm của các Dự án gồm cơ sở dữ liệu nền địa lý và bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000 đã được bàn giao cho các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Đến nay, dữ liệu phục vụ xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia hiện có bộ dữ liệu khung về hệ thống các điểm gốc đo đạc quốc gia, các mạng lưới đo đạc quốc gia, nền địa lý quốc gia, các loại bản đồ địa hình, biên giới, hành chính quốc gia, ảnh hàng không, dữ liệu ảnh viễn thám, dữ liệu địa danh được xây dựng đầy đủ theo tiêu chuẩn dữ liệu thống nhất.
Bên cạnh đó, bộ dữ liệu chuyên ngành rất lớn về tất cả các lĩnh vực đất đai, nước, biển, rừng, công trình ngầm, thiên tai, hành chính kinh tế, quy hoạch đô thị, nông thôn… thuộc phạm vi trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương cũng đã hình thành.
Mặc dù bộ dữ liệu khung và dữ liệu chuyên ngành rất lớn, tuy nhiên, hiện nay các dữ liệu này chưa được xây dựng theo các tiêu chuẩn dữ liệu thống nhất, chưa đảm bảo để tích hợp, chia sẻ sử dụng chung trên Cổng Thông tin không gian địa lý Việt Nam.
Mặt khác, phần lớn dữ liệu không gian địa lý chưa được cập nhật kịp thời, do đó chưa phù hợp với thực tế hiện nay và thiếu đồng bộ của các dữ liệu có liên quan. Việc tích hợp giữa các loại dữ liệu còn xảy ra mâu thuẫn, chưa thống nhất; còn tình trạng dữ liệu chưa được cung cấp, chia sẻ để sử dụng chung mà do các cơ quan, tổ chức lưu giữ riêng, gây lãng phí và chồng chéo trong xây dựng dữ liệu địa lý.
Đặc biệt, chưa có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân phối hợp, tham gia cập nhật, cung cấp, chia sẻ dữ liệu không gian địa lý để tận dụng nhân lực, công nghệ và tài chính của toàn xã hội. Chưa chú trọng công tác đào tạo về thông tin địa lý ở các cơ sở giáo dục để nâng cao hiểu biết và khả năng sử dụng dữ liệu không gian địa lý vào các công việc phục vụ các mục đích của xã hội và nâng cao dân trí.
Trước yêu cầu phát triển của đất nước đòi hỏi ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam phải tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đẩy nhanh việc xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia.
7 9 2022 8
Dữ liệu đo đạc bản đồ đóng vai trò quan trọng trong xây dựng thành phố thông minh
* Xây dựng, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam
Theo ông Hoàng Ngọc Lâm – Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, trong thời gian tới, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam, đảm bảo 100% dữ liệu không gian địa lý được kết nối, chia sẻ giữa các cơ quan, bộ, ban, ngành, giữa trung ương với địa phương, kịp thời cung cấp thông tin dữ liệu đo đạc bản đồ cho các tổ chức, cá nhân phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.
Cùng với đó, Cục sẽ đổi mới việc quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu không gian địa lý, tuyên truyền về giá trị của thông tin, dữ liệu không gian địa lý hỗ trợ cho việc ra quyết định và phát triển kinh tế - xã hội, đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp thông tin, dữ liệu không gian địa lý bao gồm việc xây dựng và cung cấp dữ liệu mở; hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ đối với người dùng trong việc chia sẻ, khai thác sử dụng dữ liệu không gian địa lý dễ dàng hiệu quả.
Xây dựng mô hình quản lý, cơ chế tích hợp, chia sẻ lợi ích để sử dụng chung thông tin, dữ liệu không gian địa lý hiệu quả giữa các bộ, ngành, giữa trung ương và địa phương và các nhà đầu tư.
Đồng thời, thiết lập hợp tác liên ngành, lĩnh vực, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong xây dựng, duy trì, chia sẻ thông tin, dữ liệu không gian địa lý nâng cao hiệu quả sử dụng chung thông tin, dữ liệu không gian địa lý phù hợp với cơ chế thị trường.
 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay24,490
  • Tháng hiện tại445,929
  • Tổng lượt truy cập26,972,886
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây