Ứng dụng công nghệ cao vào khai thác

(TN&MT) - Trong quá trình phát triển mặc dù có nhiều thay đổi về tổ chức, nhưng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam nói riêng, ngành Địa chất Việt Nam nói chung vẫn luôn phát huy được truyền thống và tiếp tục đạt được những thành tựu mới. Trong đó, công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đang được đẩy mạnh.
Để làm rõ được thành tựu của công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản trong những năm qua, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Nguyên, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
PV: Để phục vụ các chiến lược và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, rất cần những dữ liệu điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Xin ông cho biết, 10 năm qua, ngành Địa chất đã đạt được những thành tựu gì trong việc điều tra cơ bản địa chất khoáng sản?
Ông Nguyễn Văn Nguyên:
Đối với nhiệm vụ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản ở tỷ lệ 1/50.000, trong khoảng 10 năm từ 2010 - 2021, ngành Địa chất đã hoàn thành 9 nhóm tờ với diện tích khoảng 29.470 km2, đưa tổng số diện đo vẽ đất liền toàn quốc khoảng 76%. Kết quả của công tác này đã chỉ ra một số khu vực cần đầu tư đánh giá để xác định tài nguyên có thể đấu giá thăm dò khai thác, tăng nguồn thu ngân sách hoặc đưa vào dự trữ quốc gia như quặng graphit (kaolin) ở Lào Cai; quặng vàng ở Quế Phong, Nghệ An; quặng đồng (vàng) Kon Rá, Kon Tum; vật liệu xây dựng thay thế cát cuội sỏi lòng sông ở Bảo Lộc, Lâm Đồng...; các dữ liệu về địa chất kịp thời cung cấp tài liệu để xây dựng các đề án: điều tra đánh giá tai biến địa chất như sạt lở đất, đá; lũ bùn... và đề án đánh giá môi trường phóng xạ, khoáng sản độc hại... giúp định hướng xây dựng quy hoạch phát triển các trung tâm kinh tế - xã hội của các địa phương...
Đối với nhiệm vụ đánh giá khoáng sản, đã hoàn thành một số đề án đánh giá tổng thể một số loại khoáng sản riêng biệt như: Bauxit, sắt laterit ở Tây Nguyên; than nâu ở đồng bằng sông Hồng; đánh giá tổng thể tiềm năng quặng chì - kẽm; thăm dò urani khu vực Pà Lừa - Pà Rồng (tỉnh Quảng Nam)... Từ kết quả của công tác này, Tổng cục đã tham gia đề xuất với Chính phủ và Bộ TN&MT cấp phép thăm dò cho các tổ chức, cá nhân có đủ tiềm lực kinh tế, đáp ứng những quy định về công nghệ khai thác tiên tiến hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường thăm dò đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, kiến nghị đưa vào các qui hoạch thuộc các nhóm về năng lượng (than nâu, urani) hoặc khoáng chất công nghiệp đá khối làm ốp lát, vàng, đồng... theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo hướng ổn định và bền vững.
Đối với việc nghiên cứu điều tra địa chất trên các vùng biển, đã hoàn thành điều tra địa chất, khoáng sản, tai biến địa chất, địa chất môi trường vùng biển độ sâu 0-100 m nước tỷ lệ 1: 100.000 trên diện tích 16.000 km2; hoàn thành điều tra địa chất, khoáng sản vùng biển độ sâu từ 30 - 100 m nước tỷ lệ 1/500.000 trên diện tích hơn 147.000 km2... Kết quả công tác này đã xây dựng được khối lượng dữ liệu quan trọng cơ sở ban đầu về địa chất, khoáng sản địa chất công trình quan trọng, định hướng phát triển các dự án trong những năm tiếp theo, nhằm làm rõ hơn tài nguyên ẩn chứa trong lòng biển và hải đảo Việt Nam (dầu khí, hydrat, cát cuội sỏi...), góp phần phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh ven biển và bảo vệ quyền tự chủ vùng biển và hải đảo của Tổ quốc.   
26 4 2021 10
Khai thác đá trắng tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, tháng 12/2014. Ảnh: Dương Văn Thọ/PanNature
PV: Để thực hiện một khối lượng công việc lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách đầu tư cho hoạt động điều tra cơ bản còn hạn hẹp, Ngành, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã phải vượt qua những khó khăn nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Nguyên:
Đúng là dưới sự tác động của kinh tế thị trường và đời sống xã hội, điều kiện làm việc, thu nhập và cơ hội thăng tiến, nhất là đối với các nhà địa chất trẻ đang là vấn đề mà ngành địa chất khoáng sản đang phải đối mặt. Đặc biệt, trong điều kiện đầu tư cho ngành địa chất từ đào tạo con người cho đến hoạt động nghiên cứu, điều tra đều còn khá thấp so với các ngành khác. Chính vì vậy, hiện chúng tôi đang rất thiếu nguồn nhân lực khoa học công nghệ có trình độ cao đầu ngành, có khả năng làm việc độc lập về các lĩnh vực địa chất như: kiến tạo, magma, sinh khoáng, địa hóa, tìm kiếm thăm dò khoáng sản, nhất là khoáng sản ẩn sâu, địa vật lý và địa chất khoáng sản biển…
 Hơn nữa, việc đầu tư trang thiết bị và phương tiện làm việc phục vụ nghiên cứu địa chất về khoáng sản còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế đầu tư các dạng công việc trong các đề án địa chất.
Đặc biệt, một số chính sách về chi trả tiền lương còn chưa phù hợp với công sức lao động của một số cán bộ, nhân viên ngành địa chất, hạn chế sự cạnh tranh vươn lên trong lao động sản xuất...; nguồn vốn cấp cho các nhiệm vụ địa chất chưa đáp ứng với kế hoạch đề ra và chưa đáp ứng kịp thời với những thay đổi về chính sách, nhất là chính sách về tiền lương, thay đổi về giá cả vật tư; việc huy động vốn điều tra cơ bản từ các tổ chức, cá nhân gặp nhiều khó khăn do còn có những rủi ro về quyền lợi đầu tư thiếu thuyết phục…
PV: Sau những thành tựu đã đạt được về điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, Tổng cục có những đề xuất, biện pháp như thế nào để quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên địa chất và khoáng sản?
Ông Nguyễn Văn Nguyên:
Thực tế, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cùng với Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đã và đang giúp Bộ TN&MT quản lý một cách hiệu quả nguồn tài nguyên địa chất và khoáng sản từ khâu lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, nhân lực, thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường trước khi cấp các Giấy phép thăm dò, khai thác...
Theo tôi, một trong những giải pháp quan trọng hiện nay là nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn tài nguyên địa chất và khoáng sản của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo ở địa phương; tổ chức các buổi học tập phổ biến sâu rộng đến nhân dân về trách nhiệm quản lý giám sát các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản đang tiến hành ở địa phương...
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tham gia cùng các Bộ như Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng lập các quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản theo chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ, đảm bảo nguồn cung cấp nội địa hướng tới xuất khẩu thu ngoại tệ, bổ sung vào ngân sách Nhà nước, có dự trữ cho những năm sau này để tránh đất nước cạn kiệt tài nguyên và phụ thuộc vào nước ngoài.

 
BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay18,387
  • Tháng hiện tại162,299
  • Tổng lượt truy cập27,186,463
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây