Tạo hành lang pháp lý quan trọng để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản và phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến, sử dụng khoáng sản theo hướng bền vững

Từ năm 2015 đến nay, Bộ đã chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định (trong đó có 04 Nghị định ban hành để thay thế, 01 Nghị định ban hành mới); xây dựng để Chính phủ trình Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 8 việc không thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 (đã được Quốc hội khóa XIV thông qua và đưa vào nội dung Nghị quyết số 101/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019); ban hành theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các Bộ liên quan để ban hành trên 10 thông tư liên quan đến lĩnh vực địa chất, khoáng sản.

Tăng cường công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản từ nguồn vốn “xã hội hóa” của tổ chức với gần 15 dự án điều tra đã và đang được triển khai thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện; nhiều nhiệm vụ điều tra, đánh giá khoáng sản đạt kết quả khả quan, góp phần gia tăng đáng kể tài nguyên một số loại khoáng sản quan trọng, là tiền đề để xây dựng Chiến lược, quy hoạch khoáng sản liên quan cho nhiều năm tiếp theo. Về cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực khoáng sản. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bổ sung, hoàn thiện quy định về thủ tục hành chính đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, thu hồi cát từ các dự án nạo vét, khai thác khoáng sản trong diện tích xây dựng công trình và đưa vào Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; chính thức thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trong tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản từ tháng 7 năm 2017 như các thủ tục về sao chụp, tham khảo tài liệu địa chất; nộp mẫu vật địa chất.

Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, nhất là khai thác khoáng sản được Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương đẩy mạnh với những kết quả đáng kể. Hàng năm, Bộ luôn lựa chọn các đợt thanh tra chuyên đề theo từng nhóm, loại khoáng sản như: về khai thác đá ốp lát (năm 2016); về khoáng sản làm VLXDTT (năm 2017); kiểm tra về khai thác cát, sỏi lòng sông (các năm 2016, 2018, 2019). Đặc biệt, sau khi hoàn thiện cơ chế kiểm soát sản lượng khoáng sản khai thác thực tế, lần đầu tiên Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thanh tra chuyên đề xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế đối với các mỏ khai thác đá vôi, đá sét làm nguyên liệu xi măng. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và xử phạt theo quy định, nhất là các hành vi khai thác vượt công suất, khai thác vượt phạm vi khu vực khai thác về diện tích và chiều sâu, thu hồi khoáng sản đi kèm nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép ... với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính từ năm 2016 đến năm 2019 trên 20 tỷ đồng, đề nghị thu hồi về cho ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản hàng trăm tỷ đồng.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay9,025
  • Tháng hiện tại188,576
  • Tổng lượt truy cập27,212,740
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây