Điều chỉnh Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với tình hình mới

Sáng ngày 25/7, Thứ trưởng Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp về việc cho ý kiến vào dự thảo Tờ trình và Quyết định phê duyệt “Điều chỉnh Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Một số kết quả quan trọng thực hiện Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Theo báo cáo của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, qua 6 năm thực hiện Chiến lược đã đạt được một số kết quả quan trọng trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; dự trữ khoáng sản; công tác thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; quản lý hoạt động khoáng sản.

Cụ thể, đã hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền gần 24.000 km2, tổng diện tích đã hoàn thành đến nay đạt 70%; hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản biển tỷ lệ 1:100.000 trên diện tích 35.000 km2 vùng biển sâu từ 30 – 100m; đã hoàn thành đánh giá tổng thể tiềm năng quặng titan sa khoáng trong tầng cát đỏ ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, quặng bauxit ở Tây Nguyên; phát hiện và đánh giá tài nguyên một số mỏ khoáng sản gồm chì – kẽm, titan, vonfram, urani, felspat – kaolin. Đã có 48 khu vực đưa vào dự trữ khoáng sản quốc gia với tổng diện tích hơn 11.000 km2.

Công tác thăm dò khoáng sản được thực hiện theo đúng quy hoạch, đã xác định trữ lượng của nhiều mỏ của các loại khoáng sản quan trọng, phục vụ kịp thời nhu cầu khai thác, chế biển khoáng sản; đồng thời, khai thác, chế biến khoáng sản đã cung cấp nguồn nguyên liệu khoáng phục vụ kịp thời cho các ngành kinh tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa và xuất khẩu.

Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động khoáng sản và tạo điều kiện thuận lợi; công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động khoáng sản đã được tiến hành thường xuyên, cơ bản kiểm soát được việc chấp hành các quy định về môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản, ngăn chặn nhiều hoạt động khoáng sản trái phép.

Bên cạnh những kết quả đạt được, qua tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương cho thấy tồn tại các vấn đề như:

Thứ nhất là, công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản chưa đạt mục tiêu đề ra. Chủ trương xã hội hóa công tác điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản đa phần được tiến hành trên diện tích nhỏ; quyền lợi của nhà đầu tư chưa tương xứng với vốn đầu tư bỏ ra, do vậy chưa hấp dẫn nhà đầu tư.

Thứ hai là, mục tiêu về “khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Đến năm 2020 chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trường; hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản tập trung với công nghệ tiên tiến, có quy mô tương xứng với tiềm năng của từng loại khoáng sản” chưa đạt được.

Ngoài ra còn có một số tồn tại khác như: xuất khẩu khoáng sản trong những năm qua còn bất cập; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến khoáng sản còn hạn chế; công tác bảo vệ môi trường trong khai thác chế biến khoáng sản và hoàn thổ sau khai thác còn hạn chế...
 

26 7 2019 1
Toàn cảnh cuộc họp

Đề xuất điều chỉnh Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên trong quá trình triển khai thực hiện Chiến lược thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất điều chỉnh Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung, cụ thể như sau:

Về quan điểm chỉ đạo, cơ bản giữ nguyên các quan điểm chỉ đạo nêu trong Chiến lược, đề xuất thay “chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị kinh tế cao đối với khoáng sản quy mô lớn” bằng “chỉ xuất khẩu sản phẩm sau tuyển, chế biến có hiệu quả kinh tế cao; ưu tiêu xuất khẩu khoáng sản có quy mô lớn; nhập khẩu một số khoáng sản cần thiết phục vụ nhu cầu sản xuất của các ngành công nghiệp” nhằm tạo điều kiện cho xuất khẩu khoáng sản phù hợp với từng thời kỳ và định hướng nhập khẩu một số khoáng sản trong nước có nhu cầu cần thiết nhưng không có hoặc thiếu.

Về mục tiêu, bổ sung các nội dung quan trọng như: tiến hành đánh giá khoáng sản ở các vùng biển của Việt Nam; ưu tiên đánh giá làm rõ tiềm năng tài nguyên các loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao trên đất liền đến độ sâu đến 1000m; đẩy mạnh thăm dò đáp ứng nhu cầu khai thác, chế biến đến năm 2050 đối với các loại khoáng sản: năng lượng (than, phóng xạ), kim loại (đồng, vonfram - thiếu, antimon), khoáng chất công nghiệp (kaolin, felspat, vôi công nghiệp); khuyến khích hợp tác với một số nước có công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biển một số khoáng sản trong nước có tiềm năng lớn, điều kiện khai thác, chế biến khó khăn; điều chỉnh tiêu chí xuất khẩu từ “chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị cao đối với khoáng sản quy mô lớn” thành “xuất khẩu khoáng sản sau tuyển, chế biến theo nguyên tắc đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước, phù hợp với mục tiêu phát triển theo từng giai đoạn, từng loại khoáng sản, từng khu vực khoáng sản, có xét đến hiệu quả của việc đầu tư chế biến”;...

Về định hướng phát triển, bổ sung định hướng đẩy mạnh điều tra, đánh giá các khoáng chất công nghiệp mới, các khoáng sản thay thế vật liệu xây dựng truyền thống như cát, sỏi lòng sông; yêu cầu hoạt động thăm dò khai thác, chế biến khoáng sản phải tuân thủ quy hoạch, đảm bảo hiệu quả, bảo vệ môi trường; sử dụng công nghệ tiên tiến để thu hồi thành phần có ích, kiểm soát chất thải trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản; bổ sung định hướng khuyến khích điều tra, thăm dò, khai thác sử dụng các nguồn năng lượng sạch - địa nhiệt…

Về các chính sách, bổ sung chính sách đảm bảo quyền và lợi ích của các địa phương có khoáng sản; đẩy mạnh, có chính sách bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; bổ sung nội dung về dự trữ khoáng sản titan. Đồng thời, bổ sung mới chính sách về xuất khẩu khoáng sản, trong đó, điều chỉnh chính sách xuất khẩu phù hợp đối với từng loại khoáng sản phân bố ở từng khu vực khác nhau và trong từng thời kỳ, trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế, thích ứng với thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; ban hành các quy định để đảm bảo quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất khẩu khoáng sản...

Về các giải pháp, bổ sung thêm các giải pháp: tăng cường vai trò trách nhiệm của địa phương, nhất là chính quyền cơ sở và người dân trong việc phát hiện, ngăn chặn các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; quy hoạch theo hướng mở đối với các loại khoáng sản; đẩy mạnh đấu giá quyền khai thác khoáng sản; quy định trách nhiệm của người đứng đầu, chính quyền địa phương nơi có khoáng sản, khuyến khích người dân trọng việc phát hiện, ngăn chặn những vi phạm về môi trường trong hoạt động khoáng sản; kiên quyết đóng cửa các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng...

Riêng nội dung chiến lược “Ưu tiên đầu tư cho điều tra cơ bản về địa chất về khoáng sản cả phần đất liền và biển, hải đảo để làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản. Thăm dò, khai khác khoáng sản gắn với chế biến và sử dụng hiệu quả. Cân đối giữa khai thác với dự trữ khoáng sản; phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng - an ninh” đề nghị vẫn được giữa nguyên vì đây là những vấn đề lớn cần thực hiện vẫn phù hợp trong tình hình hiện nay.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Trần Quý Kiên đánh giá Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã tiếp thu các ý kiến của Bộ ngành, địa phương đề xuất điều chỉnh Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khoáng sản trên cả nước.

Thứ trưởng đề nghị Tổng cục tiếp thu các ý kiến của đại diện các Bộ ngành, các đơn vị trực thuộc Bộ tại cuộc họp để hoàn thiện dự thảo Tờ trình và Quyết định phê duyệt “Điều chỉnh Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; trong đó, có phân tích, đánh giá đầy đủ hơn nữa về những tồn tại, hạn chế; tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế chính sách về khoáng sản; tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công các mục tiêu, giải pháp mà Chiến lược khoáng sản đề ra trong tình hình mới.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập89
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay6,954
  • Tháng hiện tại185,814
  • Tổng lượt truy cập27,209,978
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây